Sự hình thành Trái Đất và vỏ Trái Đất – Địa lý 10

Home » Lớp 10 » Địa lý 10 » Sự hình thành Trái Đất và vỏ Trái Đất – Địa lý 10

Hành tinh xanh của chúng ta bắt đầu hình thành từ khoảng 4,5 tỷ năm trước. Qua một thời gian rất dài, Trái Đất đã phát triển và trở thành như ngày nay. Vậy sự hình thành của Trái Đất đã diễn ra thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Trái Đất hình thành như thế nào?

Sự hình thành của Trái Đất

– Lịch sử hình thành Trái Đất liên quan mật thiết đến hệ Mặt Trời. 

– Khi Mặt Trời được hình thành, nó di chuyển trong dải Ngân Hà và đi qua các đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ, đặc biệt là của Mặt Trời, khí và bụi bắt đầu chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip và dần dần ngưng tụ thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. 

– Vào giai đoạn cuối của quá trình ngưng tụ vật chất, khi Trái Đất đạt gần đến khối lượng hiện tại, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra, dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong và sự sắp xếp thành các lớp.

Đặc điểm của vỏ Trái Đất

Đặc điểm của vỏ Trái Đất

– Trái Đất bao gồm ba lớp đồng tâm: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, tiếp theo là manti và trong cùng là nhân của Trái Đất. 

– Thành phần hóa học chủ yếu của vỏ Trái Đất là silic và nhôm.

– Vỏ Trái Đất được chia thành hai loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương. 

– Sự khác biệt giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Đặc điểm

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Phân bố Ở lục địa và một phần dưới mực nước biển. Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
Độ dày trung bình 35 – 40 km (miền núi cao đến 70 – 80 km).

5 – 10 km.

Cấu tạo

Ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

Hai lớp đá: trầm tích và badan.

– Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và man-ti là mặt Mô-hô, có độ sâu khoảng 40 – 60 km.

>> Xem thêm: Đô thị hóa là gì?

Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

– Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

– Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hóa học xuất hiện trong tự nhiên do kết quả của các quá trình địa chất.

– Đá:

  • Là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
  • Có 3 nhóm đá (phân chia dựa vào nguồn gốc):
    • Đá macma (đá granit, đá badan,…): hình thành do quá trình ngưng kết của các silicat nóng chảy.
    • Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,…): hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
    • Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, đá phiến,…): được hình thành từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt độ, áp suất,…

>> Xem thêm: Thủy quyển là gì?

Kết luận

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên, bạn đã biết trái đất hình thành như thế nào. Hãy tiếp tục theo dõi Kiến thức THPT để khám phá thêm nhiều thông tin hấp dẫn mỗi ngày. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè nhé!

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024

Lô đề siêu tốc Rikvip được sáng tạo để giải quyết những điểm yếu của lô đề truyền thống. Với cách chơi nhanh chóng và dễ dàng, cùng với hàng…

20/12/2024