Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều gây tò mò của rất nhiều người khi đã nghe quá nhiều nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa ra sao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé.
Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước, chúng ta cần:
- Phát huy các lợi thế so sánh, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
- Tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ và tạo nên các phương thức quản lý mới, hiện đại. Điều này giúp nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tạo ra năng lực sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
– Giảm tỉ trọng khu vực I.
– Tăng tỉ trọng khu vực II, hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
– Khu vực III có sự biến động nhưng so với thời kỳ đổi mới thì có chuyển biến tích cực.
⇒ Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghành
– Ở khu vực I:
- Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
- Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
– Ở khu vực II:
- Chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.
- Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Ở khu vực III:
- Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư…
>> Xem thêm: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
– Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
– Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng.
– Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.
⇒ Xu hướng chuyển dịch này cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
>> Xem thêm: Đô thị hóa ở nước ta hiện nay
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
– Nông nghiệp: Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, và cây công nghiệp.
– Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất có quy mô lớn.
– Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam)
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
⇒ Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Những thông tin trong bài viết trên là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?”. Hy vọng những thông tin mà kienthucthpt chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như thêm hiểu biết cho bản thân.