Soạn văn 12 – Tuyên ngôn độc lập (hay nhất, ngắn)

Home » Lớp 12 » Ngữ Văn 12 » Soạn văn 12 – Tuyên ngôn độc lập (hay nhất, ngắn)

“Tuyên ngôn Độc lập” vừa là áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một văn kiện lịch sử có giá trị vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam. Bài viết dưới đây, Kiến Thức THPT sẽ gợi ý cho các bạn soạn văn 12 Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giúp các bạn dễ dàng nắm bắt được giá trị của tác phẩm.

Soạn văn 12 Tuyên ngôn Độc lập

Trước khi đọc

Câu hỏi 1 trang 13 SGK Văn 12: Bạn đã biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam từng được nhìn nhận như là “tuyên ngôn độc lập”? Điều gì khiến cho những tác phẩm ấy được nhìn nhận như vậy?

Trả lời:

– Những tác phẩm trong văn học Việt Nam từng được coi như “tuyên ngôn độc lập” gồm:

  • “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, vì nó tuyên bố chiến thắng của nhân dân Việt Nam trước quân Minh và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
  • “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, vì nó khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.

– Nguyên nhân: các tác phẩm này đều hướng tới việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, tuyên bố độc lập và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 13 SGK Ngữ văn 12: Trình bày khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX theo những gì bạn đã được học. 

Trả lời:

– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi.

– Trong nửa đầu thế kỉ XX, nhân dân bị áp bức bóc lột tàn bạo bởi chế độ phong kiến và thực dân Pháp.

– Xã hội lúc bấy giờ mâu thuẫn gay gắt, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

=> Tinh thần giải phóng dân tộc phát triển ngày càng mạnh mẽ, phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi như phong trào Duy tân và các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX…

Trong khi đọc 

1. Chú ý nội dung câu trích dẫn và sự suy rộng của tác giả Hồ Chí Minh

“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” 

=> Bác mở rộng phạm vi từ quyền của con người sang quyền của dân tộc. Bác vận dụng nguyên tắc bình đẳng để khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam.

2. Việc tác giả nêu “những lẽ phải không ai chối cãi được” nhằm mục đích gì?

– Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh.

– Kêu gọi sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế.

– Nêu cao và cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc.

3. Những chứng cứ về hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của thực dân Pháp đã được tập hợp theo hệ thống nào?

– Vạch trần bản chất của cuộc đấu tranh phi nghĩa.

– Liệt kê các tội ác của chúng trên các phương diện: kinh tế, văn hóa, chính trị…

– Nêu lên hậu quả của ách thống trị Pháp khiến nhân dân ta rơi vào cảnh lầm than, cực khổ.

– Lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp.

4.Thực chất việc “bảo hộ” của thực dân Pháp đã bị vạch trần như thế nào?

– Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. 

=> Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng.

5.Dự đoán những luận điểm sẽ được triển khai sau việc tác giả khái quát về “sự thực sự bảo hộ của thực dân Pháp.”

– Vạch trần bản chất của cuộc đấu tranh phi nghĩa.

– Liệt kê các hành động phi nhân đạo.

– So sánh với các nước bảo hộ khác.

6.Việc nhắc đến những điều được các nước Đồng minh công nhận có ý nghĩa gì?

– Thể hiện đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa.

– Kêu gọi sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế.

– Tăng cường và cổ vũ tinh thần đoàn kết của dân tộc.

7.Hai điều được đề cập trong lời “tuyên ngôn với thế giới” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

– Hai điều này có mối quan hệ mật thiết với nhau:

  • “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
  • “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Và sự thật đã chứng minh rằng: dân ta không chịu mất nước, dân ta sẽ quyết tâm đánh Pháp để cứu nước.” 

=> Khẳng định việc nước Việt Nam ta đứng lên giành độc lập là một hành động chính nghĩa, phù hợp với quy luật tự nhiên và đạo lý của con người. Ngoài ra, còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn của tác giả.

Sau khi đọc

Sau khi đọc bài Tuyên ngôn độc lập

Nội dung chính: Bản tuyên ngôn tố cáo tội ác của kẻ thù, ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

Câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn 12: Xác định bố cục bài Tuyên ngôn Độc lập và nêu tóm tắt nội dung của từng phần. 

Trả lời:

Bố cục 4 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Trích dẫn một số luận điểm then chốt về quyền con người từ hai bản tuyên ngôn quan trọng nhất trong lịch sử cận đại thế giới để làm chỗ dựa pháp lý cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới.
  • Phần 2 (từ “Thế mà hơn tám mươi năm nay” đến “vô cùng tàn nhẫn”): Tố cáo những hành động tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân và đất nước Việt Nam – những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
  • Phần 3 (từ “Mùa thu năm 1940” đến “tự tay Pháp”): Vạch trần vai trò tệ hại của thực dân Pháp trong việc “bảo hộ” đất nước Việt Nam.
  • Phần 4 (từ “Pháp chạy” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”): Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp và kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập của nước Việt Nam.

Câu 2 trang 17 SKG Ngữ văn 12: Một tuyên ngôn chính trị thường phải xác lập được cơ sở pháp lí vững chắc. Trong bản tuyên ngôn độc lập, vấn đề này đã được thể hiện như thế nào?  

Trả lời:

– Ngay từ phần đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã viện dẫn những “lẽ phải không ai chối cãi” được nêu trong hai văn kiện có tầm vóc lớn trong lịch sử nhân loại. Điều này cho thấy những nội dung sẽ được tác giả đề cập sau đó có chỗ dựa pháp lý và đạo lý vững chắc, khi cách mạng Việt Nam đang trở thành một phần tất yếu của cách mạng và lịch sử thế giới, phát triển theo con đường tiến bộ mà cả nhân loại hướng về.

– Theo suy luận logic, tác giả đã “suy rộng” nội dung luận điểm có trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ, từ đó kết nối hai vấn đề: quyền sống của mọi con người cá nhân và “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của mọi dân tộc. Nếu đã thừa nhận quyền sống của mọi con người cá nhân thì ắt phải thừa nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, không thể có ngoại lệ.

– Như vậy, ở phần đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã triển khai một nội dung cực kỳ hệ trọng làm nền tảng tư tưởng cho toàn bộ lập luận phía sau. Điều này khiến tác phẩm có được một cấu trúc chuẩn mực, gần gũi với những tác phẩm mang tính tuyên ngôn khác trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 12: Nhận xét tầm bao quát của tác giả về đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập và tình thế lịch sử của đất nước vào thời điểm văn  bản ra đời. Theo bạn, để hiểu thấu đáo vấn đề này, kiến thức lịch sử nào cần được vận dụng. 

Trả lời:

– Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là “đồng bào cả nước” mà còn là nhân dân thế giới (“… chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”). Bên cạnh đó, cần phải nhắc tới các nước thuộc phe Đồng minh chống phát xít, các thế lực thực dân, đế quốc không muốn thừa nhận quyền độc lập của nước Việt Nam và đang âm mưu hỗ trợ thực dân Pháp quay lại “chiếm nước ta một lần nữa” (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 1946).

– Vào thời điểm bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời, cách mạng Việt Nam tuy đạt được những thắng lợi to lớn nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: thù trong giặc ngoài câu kết với nhau hòng tiêu diệt lực lượng Việt Minh và đất nước đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược lần nữa.

– Nhìn chung, khi viết Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã nhìn ra rất nhiều tương quan, thấu suốt tình hình hiện tại của cuộc cách mạng, hình dung rõ rệt về những biến cố có thể xảy ra với đất nước trong tương lai gần. Chính điều này khiến tác phẩm, ngoài việc tuyên bố nền độc lập của Việt Nam, còn chuẩn bị tinh thần cho toàn dân tộc sẵn sàng đương đầu với những thử thách lớn ở phía trước.

Câu 4 trang 17 sgk Ngữ văn 12: Nêu mục đích và hiệu quả của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới ở đầu văn bản. Việc trích dẫn đó cho thấy điều gì về tư tưởng và tầm văn hoá của chính người viết?  

Trả lời:

– Mục đích và hiệu quả của việc trích dẫn:

  • Tăng tính thuyết phục, khẳng định đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
  • Tạo sự đồng thuận từ bạn bè quốc tế.
  • Gây ấn tượng mạnh và tạo sức nặng cho bản Tuyên ngôn.

– Việc trích dẫn đó cho ta thấy:

  • Tác giả Tuyên ngôn Độc lập có kiến văn sâu rộng, am hiểu lịch sử thế giới, không tỏ thái độ định kiến đối với các nền văn hóa khác mà ngược lại, biết chắt lọc để tiếp thu những gì tinh túy của văn hóa nhân loại.
  • Tác giả thấu hiểu sự tiến bộ của một số tư tưởng lớn đang chi phối lịch sử thế giới trong thời hiện đại và khẳng định sức hút hiển nhiên của lý tưởng nhân quyền vốn được thể hiện trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng mà Người trích dẫn.
  • Thông qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn, tác giả đã trực tiếp chứng minh cho thế giới thấy tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà nhân dân ta đang thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng gián tiếp bày tỏ thái độ thân thiện với nước Mỹ (Có nhiều tư liệu lịch sử cho biết vào thời điểm trước và sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo Việt Minh đã thiết lập được mối quan hệ khá tốt đẹp, ủng hộ lẫn nhau với nước Mỹ; trước khi viết Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới, Người đã đề nghị một người bạn Mỹ gửi cho mình bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ để tham khảo).

Câu 5 trang 17 SGK Ngữ văn 12: Phân tích sức thuyết phục của phần văn bản triển khai luận điểm vạch trần các luận điệu xảo trá và tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước, nhân dân ta và tuyên bố “thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp”. Yếu tố biểu cảm được tác giả vận dụng như thế nào khi đề cập nội dung này. 

Trả lời:

– Sức thuyết phục của phần văn bản triển khai luận điểm vạch trần các luận điệu xảo trá và tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước, nhân dân ta và tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp” là:

  • Tác giả đã vạch trần sự xảo trá trong luận điệu “khai hóa” mà thực dân Pháp thường rêu rao, thông qua việc nêu những bằng chứng cụ thể về tội ác của chúng trên mọi lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa. Sự kết hợp giữa cụ thể và khái quát như vậy đã khiến cho lý lẽ của bản tuyên ngôn ở phần này có tính thuyết phục rất cao.
  • Khi lật tẩy thực chất của vai trò “bảo hộ” mà thực dân Pháp tự nhận, tác giả đã đưa ra hai chứng cứ điển hình: Pháp “quỳ gối” trước Nhật, mở cửa cho Nhật vào nước ta từ mùa thu năm 1940 và sau đó “bỏ chạy” khi Nhật quyết định đảo chính vào ngày 9/3/1945. Không chỉ thế, đứng trên lập trường nhân đạo, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập như nước với lửa giữa lực lượng Việt Minh và thực dân Pháp (trong khi Việt Minh cứu giúp nhiều người Pháp lúc họ bị quân Nhật truy đuổi thì thực dân Pháp, lúc bỏ chạy, đã nhẫn tâm giết số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái, Cao Bằng).
  • Từ những lý lẽ và dẫn chứng mang tính chất bóc trần, tố cáo đã phân tích ở trên, tác giả cho thấy việc Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” là điều tất yếu. Rõ ràng, tác giả đã lập luận hết sức chặt chẽ.

– Khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và vạch rõ sự đê hèn của chúng, tác giả đã sử dụng lời văn đầy tính biểu cảm:

  • Đại từ “chúng” chỉ thực dân Pháp được sử dụng nhiều lần thể hiện thái độ căm phẫn và khinh ghét cao độ; những hình ảnh như “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”, “bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng”, “chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”… đã làm cho những hành động tàn bạo cũng như sự bạc nhược của kẻ thù hiện hình rõ nét, sống động;
  • Điệp ngữ “sự thực” khiến cho câu văn tràn đầy khí lực, gây ấn tượng sâu đậm cho người nghe, người đọc. Nhìn chung, sự xuất hiện khá dày của các yếu tố biểu cảm không làm lấn át tính duy lý của hệ thống luận điểm, ngược lại, càng làm cho hệ thống luận điểm trở nên rõ nét hơn để có thể tác động mạnh mẽ vào cả cảm xúc và lý trí của người tiếp nhận.

>> Xem thêm: Tác giả Xuân Diệu là ai?

Câu 6 trang 17 SGK Ngữ văn 12: Làm sáng tỏ mối tương quan giữa các nội dung khẳng định và phủ định trong văn bản. Bạn có nhận xét gì về các biện pháp được tác giả sử dụng nhằm làm tăng tính khẳng định hoặc tính phủ định cho từng luận điểm. 

Trả lời:

Mối tương quan giữa các nội dung khẳng định và phủ định trong văn bản:

– Khẳng định:

  • Nêu ra luận điểm, luận cứ để chứng minh ý đúng.
  • Nêu lên những mặt tích cực.
  • Dẫn chứng cụ thể, sinh động: số liệu, ví dụ,…
  • Lập luận chặt chẽ, logic: suy luận, phân tích,…
  • Ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép: khẳng định mạnh mẽ.

– Phủ định:

  • Dùng để bác bỏ luận điểm sai, củng cố cho luận điểm đúng.
  • Phủ định: nêu mặt tiêu cực.
  • Vạch trần mâu thuẫn, giả dối: chỉ ra sự bất hợp lý.
  • Sử dụng phép so sánh, đối chiếu: làm nổi bật sự khác biệt.
  • Ngôn ngữ châm biếm, mỉa mai: lên án, phê phán. => Hai mặt đối lập, bổ sung cho nhau. => Tạo lập sự logic, chặt chẽ cho văn bản, làm nổi bật luận điểm, tăng tính thuyết phục.

– Nhận xét:

  • Tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp: tạo sự đa dạng, phong phú cho văn bản.
  • Tính khẳng định và phủ định được sử dụng hợp lý: làm nổi bật luận điểm, tăng tính thuyết phục.

Câu 7 trang 17 SGK Ngữ văn 12: Sự cảnh báo đối với các toan tính thâm độc của các thế lực thực dân, đế quốc được thể hiện như thế nào trong văn bản? Tác giả đã nêu luận điểm gì để tác động vào cách nhìn của cộng đồng quốc tế về nước Việt Nam mới, dẫn đến việc “công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Trả lời:

– Sự cảnh báo đối với các toan tính thâm độc của các thế lực thực dân, đế quốc được thể hiện như sau:

  • Sự cảnh báo toát lên qua việc triển khai lập luận về vai trò “bảo hộ” của thực dân Pháp đối với nước Việt Nam. Khi đã chứng minh được “sự thực là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam tự tay Nhật, chứ không phải tự tay Pháp”, tác giả ngầm nói rằng thực dân Pháp tuyệt đối không còn đủ tư cách để quay lại Việt Nam, đòi thống trị Việt Nam như trước.
  • Sự cảnh báo còn toát lên qua đoạn cuối của văn bản, khi tác giả khẳng định ý chí và sức mạnh của toàn thể nhân dân Việt Nam “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải” để bảo vệ quyền tự do và độc lập vừa giành được.

– Để tác động vào cách nhìn của cộng đồng quốc tế về nước Việt Nam mới, dẫn đến việc “công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”, tác giả đã đưa ra những bằng chứng hiển nhiên về sự sát cánh của lực lượng Việt Minh bên quân đội Đồng minh trên mặt trận chống chủ nghĩa phát xít, về thực lực của tổ chức Việt Minh khi lãnh đạo nhân dân vùng lên “đánh đổ các xiềng xích thực dân”, “đánh đổ chế độ quân chủ” để “lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.

>> Xem thêm: Tiểu sử Hồ Chí Minh

Câu 8 trang 17 SKG Ngữ văn 12: Nêu nhận xét khái quát về vị thế, trí tuệ và tình cảm của cả một dân tộc được thể hiện qua Tuyên ngôn Độc lập. 

Trả lời:

– Vị thế: khẳng định vị thế độc lập, tự chủ của Việt Nam, thể hiện ý chí quyết tâm giữ gìn độc lập.

– Trí tuệ:

  • Sử dụng lập luận chặt chẽ, logic.
  • Vận dụng sáng tạo các giá trị tiên tiến của thời đại như tự do, bình đẳng, nhân quyền vào thực tiễn Việt Nam.

– Tình cảm:

  • Tuyên ngôn thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành độc lập của toàn dân tộc.
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Kết nối đọc – viết

Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ văn 12: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về khả năng tác động lớn lao của Tuyên ngôn độc lập.

Gợi ý:

Bản “Tuyên ngôn độc lập” như một ngọn đèn soi sáng đường đi cho nước Việt Nam. Nó không chỉ dẫn đến việc “công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam” mà còn là bằng chứng hiển nhiên về sự sát cánh của lực lượng Việt Minh bên quân đội Đồng minh trên mặt trận chống chủ nghĩa phát xít, về thực lực của tổ chức Việt Minh khi lãnh đạo nhân dân vùng lên “đánh đổ các xiềng xích thực dân”, “đánh đổ chế độ quân chủ” để “lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.” Đồng thời, nó cũng là nguồn cảm hứng khơi dậy sức mạnh, tinh thần chiến đấu và khát vọng không ngừng nghỉ của một dân tộc đứng lên từ gông cùm nô lệ.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn soạn văn 12 Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để tham khảo thêm những bài học và các tác phẩm khác trong chương trình học, các em hãy truy cập chuyên mục Ngữ Văn 12 thường xuyên nhé.

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy Lý 10 Kết nối tri thức là công cụ học tập hiệu quả, giúp học sinh ghi nhớ nhanh các kiến thức quan trọng trong môn…

21/12/2024

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024