Soạn bài Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) – Ngữ Văn 12

Home » Lớp 12 » Ngữ Văn 12 » Soạn bài Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) – Ngữ Văn 12

Bài thơ Cảm Hoài đã thể hiện được trọn vẹn nội dung cũng như nghệ thuật mà tác giả Đặng Dung muốn truyền đạt. Khi đọc tác phẩm, người đọc không chỉ dễ dàng tưởng tượng ra tình cảnh đất nước lúc bấy giờ mà còn thấy được ý chí của bao thanh niên trai tráng muốn bảo vệ tổ quốc. Cùng kienthucthpt.com tìm hiểu kỹ hơn về bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung.

Trước khi đọc bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung

Câu hỏi trang 41 SGK Ngữ văn 12: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng cho bạn.

Lời giải chi tiết:

– Walt Disney từng bị chê bai là “thiếu trí tưởng tượng và sáng tạo” và bị đuổi việc; ngoài ra còn vô số lần thất bại nữa. Nhưng sau đó ông đã thành công và tạo ra một thế giới Disney nổi tiếng như hiện tại.

– J.K. Rowling từng bị từ chối rất nhiều bản thảo truyện, cuộc sống cá nhân thì chật vật. Nhưng vượt lên tất cả, cô đã thành công với bộ truyện Harry Potter.

Trong khi đọc Cảm Hoài – Đặng Dung

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1: Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.

Trả lời:

– Thời gian: vào những năm của thế kỷ 15, khi quân Minh tràn vào nước ta.

– Không gian: đứng giữa khung cảnh thiên nhiên.

Câu 2: Chú ý:

– Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa.

Trả lời

– Hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng: thế sự ngổn ngang, đất trời bất tận, anh hùng hận xót xa, quốc thù chưa trả,…

– Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa: thời thế đối với lỡ vận; đồ điếu đối với anh hùng.

Sau khi đọc Cảm Hoài

Bài thơ Cảm Hoài của Đặng Dung

Nội dung chính: Bài thơ là lời tự sự của Đặng Dung khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi và lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại.

Gợi ý trả lời sau khi đọc

Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.

Trả lời:

– Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

– Nhân vật trữ tình: chính tác giả

Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó là gì?

Trả lời:

– Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh hùng hận xót xa.

– Hoàn cảnh – tình thế: Tuổi tác rối bời, mênh mông trời đất hát và say, đưa ra tình trạng bi kịch và sự cô độc của người anh hùng. Việc đời rối bời, tuổi già đầy bi kịch, không giải quyết được mâu thuẫn.

>>Xem thêm: Tóm tắt tiểu sử Hồ Chí Minh

Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh – tình thế đó?

Trả lời:

Tình thế ám ảnh khiến nhân vật trữ tình trở nên cô độc và quay lưng với thế sự.

Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tưởng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tưởng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

– Ý nghĩa của biểu tượng:

  • Xoay trục đất: hỗ trợ xoay chuyển địa trục (trục đất)
  • Rửa binh khí: chuẩn bị cho trận chiến
  • Kéo sông Ngân: mượn ý thơ của Đỗ Phủ, thể hiện ý chí chiến đấu

– Cảm nhận nỗi lòng của nhân vật trữ tình: thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.

Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết?

Trả lời:

Hình ảnh tướng già đau đáu với mối thù nước, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh và sự chinh phục. Dù mối thù vẫn còn, tuổi tác đã cao và sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ và nhiệt huyết anh hùng. Hình ảnh này toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm.

Câu 6 trang 44 SGK Ngữ văn 12: Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ. 

Trả lời:

Anh hùng có xây dựng được sự nghiệp lớn hay không phụ thuộc vào thời vận. Đây là quan điểm cổ xưa về sự thành bại của những người tài năng và kiến thức vượt trội. Anh hùng có thể thay đổi thế giới, nhưng thời đại cũng tạo ra những anh hùng. Thất bại vì lỡ vận là nỗi ân hận của nhiều anh hùng qua các thời kỳ.

>>Xem thêm: Soạn bài Đà ghi ta của Lorca

Kết nối đọc – viết

Đề bài trang 44 SGK Ngữ văn 12: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài.

Trả lời:

Chỉ với bài thơ duy nhất là Cảm Hoài còn để lại cho đời sau, tên tuổi của Đặng Dung và những vần điệu bi hùng ấy đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm trí người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tượng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang, thể hiện chí khí và khát vọng anh hùng ngút trời. Bài thơ đậm chất anh hùng ca, mang âm hưởng của hào khí Đông A và âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XV của nước ta.

Tổng kết

Cảm hoài là một bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và sắt đá của người anh hùng thời thế. Không những thế, tác phẩm còn thổ lỗ cho ta thấy những ước muốn nhân văn về một tương lai hòa bình và thịnh vượng hơn. Một tương lai không còn chiến tranh và chết chóc.

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Giải bài tập Địa 11 bài 15 Kết nối tri thức sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức địa lý một cách dễ dàng. Bài viết cung cấp lời giải…

22/12/2024

Bộ ảnh hình nền điện thoại cỏ 4 lá không chỉ mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng mà còn chứa đựng ý nghĩa may mắn. Với những hình ảnh tinh…

22/12/2024

Bạn đang tìm kiếm những mẫu avatar màu trắng đẹp và độc đáo? Bộ sưu tập avatar tinh tế, tối giản này sẽ giúp bạn tạo dấu ấn riêng trên…

22/12/2024