Soạn bài Con đường mùa đông – Kết nối tri thức (Ngắn nhất)

Home » Lớp 11 » Ngữ Văn 11 » Soạn bài Con đường mùa đông – Kết nối tri thức (Ngắn nhất)

Hướng dẫn soạn bài Con đường mùa đông sách Kết nối tri thức, trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 giúp việc soạn văn của các em trở nên dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc – Soạn bài Con đường mùa đông

Câu hỏi trang 65 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

Trả lời:

Những thử thách tinh thần mà một người đi một mình trên con đường vắng vẻ lạnh lẽo có thể gặp phải bao gồm cảm giác buồn bã, cô độc, và mệt mỏi,…

Để vượt qua những thử thách này, người ta có thể khám phá ra mục đích sống của mình, tự khích lệ bản thân vượt qua những ngày cô quạnh, và tìm được những người bạn tri kỷ,…

* Đọc văn bản – Soạn bài Con đường mùa đông

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc

1. Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại.

Hình ảnh: làn sương mờ lững lờ trôi, ánh trăng soi rọi, cánh đồng trải dài, con đường mùa đông, cỗ xe tam mã, không một mái lều che, ánh lửa bập bùng, tuyết trắng phủ kín và cánh rừng, những cột cao sừng sững.

Âm thanh: tiếng vó ngựa dồn dập, khúc hát của người xà ích, âm thanh tích tắc của kim đồng hồ.

2. Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?

Ngoại cảnh: Một bức tranh phong cảnh Nga tuyệt đẹp, mang nét hoang sơ và kỳ lạ của mùa đông nước Nga.

Hình ảnh hiện ra trong tâm tưởng: Đêm đông lạnh giá, bao la, vắng lặng.

=> Ngoại cảnh là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của nước Nga, đối lập với hình ảnh trong tâm tưởng là mùa đông lạnh lẽo, lòng người trĩu nặng buồn bã và cô đơn.

3. Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?

Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm hồn nhân vật trữ tình với cô gái Nga yêu dấu trong một không gian nhỏ bé, yên bình và ấm áp: có lò lửa rực đỏ và tiếng đồng hồ tích tắc vang lên.

4. Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?

Những hình ảnh thơ đã được nhắc đến trong bài được gợi lại ở cuối bài theo thứ tự ngược lại so với lúc ban đầu.

>> Xem thêm >> Soạn bài Tràng giang

* Sau khi đọc – Soạn bài Con đường mùa đông

Nội dung chính:

Văn bản chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc: từ buồn đến vui, tĩnh lặng đến sôi động, sáng đến tối, đơn điệu đến mới mẻ,… Trong cái giá lạnh của tuyết, nhân vật trữ tình vẫn nhớ về ngọn lửa ấm áp, về mái ấm gia đình hạnh phúc; trong lúc chia ly lại nghĩ đến sự đoàn tụ, trong xa cách lại hy vọng được gặp người thương.

Niềm khao khát ấy không khiến nhân vật trở nên yếu đuối, mà ngược lại, càng thêm mãnh liệt yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, và luôn tin tưởng rằng mình có thể vượt qua số phận. Nỗi buồn xuyên suốt cả bài thơ, nhưng đó là một nỗi buồn trong sáng, thanh lọc tâm hồn. Một nỗi buồn mang đậm dấu ấn Puskin và rất Nga.

Soạn bài Con đường mùa đông

Soạn bài Con đường mùa đông

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn nhưng liên tưởng gì?

Trả lời:

Tựa đề Con đường mùa đông gợi lên những hình dung về một con đường lạnh lẽo, không khí ảm đạm, buồn bã và vắng vẻ, không bóng người qua lại.

Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường”) và âm thanh (“tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc”) trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh “trăng” và “cột chỉ đường” gợi lên không gian mênh mông, hun hút vô tận, xa xăm và cô quạnh: ánh trăng mờ nhạt soi trên cánh đồng xa.

Âm thanh “tiếng lục lạc” và “tiếng tích tắc của đồng hồ” là những âm thanh buồn tẻ, đơn điệu, tiếng đồng hồ tích tắc như một kỷ vật gợi nhắc về những hoài niệm yêu thương.

=> Những hình ảnh và âm thanh này diễn tả nhà thơ đang đắm mình trong cảnh vật với tâm trạng đăm chiêu, mơ màng và xúc động. Sau bao dặm đường dài đã đi qua, người lữ khách không chỉ mang nỗi buồn mà còn cảm thấy mệt mỏi.

Trong không gian ấy, nhân vật trữ tình lại nghĩ đến mái ấm gia đình hạnh phúc, trong sự chia ly lại mong về đoàn tụ, trong sự xa cách vẫn ấp ủ hy vọng gặp lại người thương. Niềm khao khát ấy không làm cho nhân vật trữ tình trở nên yếu đuối, mà ngược lại, càng thêm mãnh liệt yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp và luôn tin tưởng vào khả năng vượt qua số phận.

Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

Không một ánh lửa, không một mái lều tối đen / Rừng sâu và tuyết bao la

Những cột chỉ đường / lướt ngược chiều tôi

Nhân vật trữ tình trong khổ thơ này hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn của nước Nga. Cảnh vật ở đây toát lên vẻ cô quạnh, lạnh lẽo. Chiếc xe tam mã và người lữ hành như bị vây quanh bởi “rừng sâu và tuyết trắng”. Chỉ có thể thấy những cột cây số vô hồn chạy ngược chiều, không gian vốn đã rộng lớn lại càng mở rộng thêm ra. Con đường mùa đông dường như kéo dài vô tận. Khung cảnh được bao phủ bởi màu trắng của tuyết và sắc đen sẫm của cánh rừng.

Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.

Trả lời:

Không gian: bên lò lửa ấm áp

Thời gian: ngày mai, đêm đông

Nhân vật trữ tình lúc này đang thả hồn trong nỗi nhớ thương của người lữ khách. Nhà thơ không rơi vào tuyệt vọng hay bi lụy. Nhà thơ tiếp tục đối diện với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu, nuôi hy vọng được trở về trong niềm hạnh phúc đoàn tụ.

Hy vọng gặp lại người yêu trong những ngày tới. Trong cái lạnh của tuyết mà nhớ đến lò lửa đỏ, mái ấm gia đình hạnh phúc; trong sự chia ly lại nghĩ đến sự đoàn tụ; trong xa cách mà vẫn ấp ủ hy vọng gặp lại Nhi-na – người yêu thương.

Câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”?

Trả lời:

Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” mang ý nghĩa như những điểm tựa tinh thần, nâng đỡ tâm hồn người lữ khách trong đêm trăng mờ ảo, phủ sương trên con đường mùa đông đầy tuyết trắng.

Hình ảnh “xe tam mã” và “bài ca của người xà ích” gợi lên những điều thân quen và gần gũi với tâm hồn người Nga, khơi dậy trong lòng người lữ khách một nỗi buồn êm dịu.

Hình ảnh “mái lều, ánh lửa” gợi lên sự ấm áp của mái ấm gia đình hạnh phúc.

Nhà thơ nhắc đến tên người yêu như một cách để xua tan phần nào nỗi buồn và sự cô đơn.

Câu 6 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời.

Trả lời:

Những hình tượng thơ trong khổ thơ cuối được lặp lại để khắc sâu thêm tâm trạng của người lữ hành, chuyển từ những mơ tưởng trở về với thực tại, đối diện với con đường mùa đông lạnh lẽo, con đường đi đày đầy nỗi buồn, xa vắng và cô đơn.

Để tìm lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” của cuộc đời, chúng ta có thể suy nghĩ về những điều tốt đẹp mà ta đang hướng tới, nhớ về những điểm tựa tinh thần như gia đình, tình yêu,…

Câu 7 trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có kiểu cấu tứ này mà bạn biết.

Trả lời:

Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông cùng với những hình ảnh trong tâm tưởng của nhà thơ như “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” được lặp đi lặp lại, tạo nên một kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cấu tứ của bài thơ thể hiện qua hình ảnh con đường mùa đông cô quạnh và lạnh giá, với từ “buồn” xuất hiện nhiều lần. Con đường mùa đông ở đây là con đường lưu đày, là con đường chia ly.

Một số bài thơ khác có cấu tứ tương tự: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Màu tím hoa sim – Hữu Loan.

>> Xem thêm >> Tôi có một ước mơ

* Kết nối đọc – viết

Bài tập trang 64 SGK Ngữ văn 11 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.

Đoạn văn tham khảo:

“Con đường mùa đông” là một tác phẩm thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã khắc sâu vào tâm trí người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách, cùng vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường đó, cảnh vật vắng lặng, mênh mông và phảng phất nỗi buồn man mác. Một đêm đông cô tịch với làn sương mờ ảo, ánh trăng nhạt nhòa, và cánh đồng xa xăm. Không gian như kéo dài mãi không có điểm dừng.

Bên cạnh hình ảnh, đường nét và màu sắc, còn có cả khúc nhạc dịu dàng vang lên: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, cùng khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, khơi dậy trong lòng người lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa đông” quá tĩnh lặng và hiu quạnh. Tại đây, nhà thơ đã khéo léo “lấy động tả tĩnh”.

Những âm thanh nhẹ nhàng tuy làm cảnh vật trở nên sống động nhưng lại càng làm nổi bật sự tĩnh mịch của đêm đông. Không cần những gam màu rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ hiện lên trong trẻo, tinh khiết, chân thực, tự nhiên và sống động đến lạ kỳ. Nó đậm chất “Nga” và thấm đẫm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc mùa đông nước Nga được Puskin miêu tả tinh tế và đầy chọn lọc.

Trên đây là bài hướng dẫn soạn văn 11 con đường mùa đông, được biên soạn bởi kienthucthpt. Hy vọng nội dung này sẽ mang đến cho các em những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập. Chúc các em có một năm học thành công!

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy Lý 10 Kết nối tri thức là công cụ học tập hiệu quả, giúp học sinh ghi nhớ nhanh các kiến thức quan trọng trong môn…

21/12/2024

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024