Tóm tắt nội dung Sinh học lớp 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật được Kiến thức THPT ngắn gọn và chi tiết theo sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh hiểu rõ kiến thức chủ chốt, ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong môn Sinh học 11.
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật
Nguyên nhân chính gây bệnh ở người và động vật
- Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật, có thể đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
- Các yếu tố gây bệnh ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh.
Khái niệm miễn dịch là gì?
- Miễn dịch là năng lực của cơ thể trong việc chống lại các yếu tố gây bệnh.
- Hệ miễn dịch gồm các mô, cơ quan, tế bào bạch cầu và protein.
- Hệ miễn dịch có hai hệ thống phòng thủ: miễn dịch phi đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
>> Xem thêm: Bài 8 – Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật | Sinh học 11
Miễn dịch không đặc hiệu
- Miễn dịch không đặc hiệu đáp ứng như nhau đối với các loại tác nhân gây bệnh khác nhau.
- Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm các hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học, cùng các phản ứng phi đặc hiệu.
Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học
Lớp tế bào biểu mô bên trong các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản và da tạo thành hàng rào vật lý và hóa học để ngăn chặn mầm bệnh.
Những đáp ứng không đặc hiệu
- Thực bào: Đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên và bạch cầu ưa acid giải phóng độc tố để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và tế bào u.
- Các cơ quan sản xuất bạch cầu: Tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết.
- Viêm: Phản ứng viêm diễn ra khi có tổn thương tại một vùng trên cơ thể và gây ra nhiễm trùng. Histamin kích hoạt mạch máu, dẫn máu và bạch cầu đến vùng bị tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
- Sốt: Là hiện tượng thân nhiệt tăng lên nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự lây lan của vi khuẩn, virus.
Khái niệm miễn dịch đặc hiệu
Kháng nguyên là gì?
- Kháng nguyên là các phân tử lạ gây ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu, bao gồm các loại protein, polypeptide, polysaccharide và độc tố của vi khuẩn hoặc độc của rắn.
- Epitope hay quyết định kháng nguyên là các nhóm amino acid nhỏ trên bề mặt của kháng nguyên, giúp các tế bào miễn dịch và kháng thể nhận diện và tấn công mầm bệnh.
Tế bào B, Tế bào T và các kháng thể
- Tế bào B và T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất của chúng.
- Các thụ thể kháng nguyên trên một tế bào đều giống nhau.
- Tế bào B tạo ra các tương bào, trong đó tương bào sản xuất ra các thụ thể kháng nguyên và kháng thể.
- Kháng thể tự do trong máu cũng có khả năng liên kết với kháng nguyên thông qua các epitope tương ứng.
>> Xem thêm: Lý thuyết sinh học 11 bài 14 – Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Cơ chế miễn dịch đặc hiệu
- Mầm bệnh bị các tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ và trình cho tế bào T hỗ trợ để kích hoạt.
- Tế bào T hỗ trợ tiếp tục phân chia thành dòng tế bào mới.
- Dòng tế bào T hỗ trợ này thúc đẩy phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Đáp ứng miễn dịch nguyên phát và thứ phát
- Khi hệ miễn dịch lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên, nó sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch nguyên phát bao gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Phản ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn do có sự tham gia của tế bào nhớ, với số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể tăng cao, giúp đẩy lùi mầm bệnh hiệu quả hơn.
- Vaccine là biện pháp phòng ngừa chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch nguyên phát, được làm từ dung dịch tiêm chứa kháng nguyên đã qua xử lý, không gây bệnh. Việc tiêm vaccine giúp phòng ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.
Dị ứng
Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể với một số loại kháng nguyên. Một số người rất nhạy cảm với các loại kháng nguyên nhất định, trong khi những người khác thì không.
Các dị nguyên có thể có trong phấn hoa, bào tử nấm, lông động vật, nọc ong, hải sản, sữa, và một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Một số bệnh phát sinh do chức năng miễn dịch ơ người và động vật bị phá vỡ
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
- Retrovirus HIV xâm nhập và nhân lên trong tế bào T hỗ trợ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra các bệnh cơ hội.
Ung thư
- Các tế bào ung thư phát triển bất thường, phân chia không ngừng và tạo thành khối u ác tính, làm suy giảm khả năng miễn dịch.
Bệnh tự miễn
- Hệ miễn dịch không còn khả năng phân biệt được các kháng nguyên, tấn công các cơ quan của bản thân và gây ra các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 1.
Sơ đồ tư duy miễn dịch ở người và động vật
Để tạo một sơ đồ tư duy về miễn dịch ở người và động vật, bạn có thể cấu trúc như sau: