Với giải SGK Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Trao đổi chất qua màng tế bào hay và ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.
Giải Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Trao đổi chất qua màng tế bào
Giải Sinh học 10 trang 64
Mở đầu trang 64 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Hình bên là ảnh chụp một tế bào u sắc tố chứa protein phát huỳnh quang màu xanh đang ẩm bào thuốc nhuộm màu hồng. Rất nhiều bệnh ở người liên quan đến rối loạn cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào. Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Quá trình trao đổi chất diễn ra như sau:
– Vận chuyển thụ động là quá trình các chất di chuyển từ vùng có nồng độ chất tan cao sang vùng có nồng độ chất tan thấp mà không cần tiêu hao năng lượng.
- Khuếch tán đơn giản là sự di chuyển của các phân tử nhỏ, không phân cực qua màng tế bào.
- Khuếch tán có hỗ trợ là quá trình các phân tử nhỏ, tích điện hoặc phân cực đi qua các kênh protein của màng tế bào.
- Thẩm thấu là sự di chuyển của phân tử nước từ vùng có nồng độ chất tan thấp đến vùng có nồng độ chất tan cao.
– Vận chuyển chủ động là quá trình các chất di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, đòi hỏi năng lượng.
– Các phân tử hoặc vật thể có kích thước lớn được đưa qua màng tế bào bằng các cơ chế ẩm bào, thực bào và xuất bào, trong đó màng tế bào biến đổi hình dạng và tiêu tốn năng lượng.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 67)
Giải Sinh học 10 trang 67
Câu hỏi 1 trang 67 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Trao đổi chất ở tế bào là gì? Những loại chất nào có thể đi qua được lớp kép phospholipid, chất nào không? Giải thích.
Lời giải:
– Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất ở tế bào là quá trình các chất được vận chuyển ra vào tế bào thông qua màng tế bào.
– Các loại chất có thể và không thể đi qua lớp kép phospholipid:
- Các chất có thể đi qua lớp kép phospholipid gồm các chất tan trong lipid, các phân tử nhỏ, không phân cực.
- Các chất không thể đi qua lớp kép phospholipid gồm các chất không tan trong lipid, các chất phân cực và các phân tử có kích thước lớn.
– Giải thích: Lớp kép phospholipid có tính kị nước và không phân cực, vì vậy chỉ những chất không phân cực và có kích thước nhỏ mới có khả năng đi qua lớp màng này.
Câu hỏi 2 trang 67 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Nêu đặc điểm của vận chuyển thụ động. Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Thành phần | Đặc điểm chất khuếch tán | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán | |
Khuếch tán đơn giản | |||
Khuếch tán tăng cường |
Lời giải:
– Đặc điểm của vận chuyển thụ động:
- Vận chuyển thụ động là quá trình di chuyển các chất từ vùng có nồng độ chất tan cao đến vùng có nồng độ chất tan thấp, theo chiều gradient nồng độ.
- Không cần sử dụng năng lượng.
- Các chất có thể di chuyển qua lớp kép phospholipid hoặc thông qua các protein xuyên màng.
– Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán có hỗ trợ:
Thành phần | Đặc điểm chất khuếch tán | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán | |
Khuếch tán đơn giản | Lớp kép phospholipid. |
|
|
Khuếch tán tăng cường | Kênh protein chuyên biệt – protein xuyên màng. |
|
|
Câu hỏi 3 trang 67 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?
Lời giải:
Tế bào rễ cây có khả năng hấp thụ nước từ đất thông qua quá trình thẩm thấu. Nước có thể thẩm thấu vào tế bào rễ vì không bào trung tâm của tế bào rễ chứa nhiều chất tan, tạo ra áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất.
Câu hỏi 4 trang 67 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Thẩm thấu là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương? Giải thích.
Lời giải:
– Thẩm thấu là quá trình các phân tử nước di chuyển qua màng tế bào.
– Khi tế bào thực vật và động vật được đặt trong dung dịch nhược trương, nước từ môi trường bên ngoài sẽ thẩm thấu vào bên trong tế bào, tạo áp lực lên màng tế bào.
- Đối với tế bào động vật, màng tế bào có thể vỡ do không có lớp bảo vệ cứng.
- Tuy nhiên, ở tế bào thực vật, thành tế bào giúp tạo ra lực cản, hạn chế lượng nước đi vào, làm cho tế bào chỉ căng phồng đến một mức độ nhất định.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 68)
Giải Sinh học 10 trang 68
Câu hỏi 1 trang 68 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Thế nào là vận chuyển chủ động?
Lời giải:
Vận chuyển chủ động (hay còn gọi là vận chuyển tích cực) là quá trình di chuyển các chất qua màng tế bào từ vùng có nồng độ chất tan thấp đến vùng có nồng độ chất tan cao (ngược lại với gradient nồng độ), và quá trình này đòi hỏi tiêu hao năng lượng.
Câu hỏi 2 trang 68 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Lời giải:
Tiêu chí | Vận chuyển thụ động | Vận chuyển chủ động |
Chiều vận chuyển | Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp | Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao |
Nguyên lí | Theo nguyên lí khuếch tán | Không tuân theo nguyên lí khuếch tán |
Con đường | Qua kênh protein đặc hiệu
Trực tiếp qua màng |
Qua kênh protein đặc hiệu |
Năng lượng | Không tiêu tốn năng lượng | Tiêu tốn năng lượng ATP |
>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào <<
Dừng lại và suy ngẫm (trang 69)
Giải sinh 10 bài 10 trang 69 Sách mới
Câu hỏi 1 trang 69 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Phân biệt thực bào, ẩm bào và xuất bào.
Lời giải:
Tiêu chí | Thực bào | Ẩm bào | Xuất bào |
Khái niệm |
|
|
|
Câu hỏi 2 trang 69 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Làm thế nào tế bào có thể vận chuyển được những phân tử protein có kích thước lớn ra khỏi tế bào? Giải thích.
Lời giải:
Tế bào có khả năng vận chuyển các phân tử protein có kích thước lớn ra ngoài thông qua quá trình xuất bào. Trong quá trình này, các protein lớn được bao bọc trong các túi vận chuyển, sau đó túi vận chuyển hợp nhất với màng tế bào và giải phóng các chất ra bên ngoài.
Câu hỏi 3 trang 69 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, ví dụ tế bào ung thư, người ta thường bao gói thuốc trong các túi vận chuyển. Hãy mô tả cách tế bào lấy thuốc vào bên trong tế bào.
Lời giải:
Tế bào có khả năng “chọn” các chất cần thiết thông qua các protein thụ thể trên màng tế bào. Các chất thuốc thường được đóng gói trong các túi vận chuyển, với các thụ thể trên bề mặt túi này tương thích với thụ thể trên màng tế bào cần hấp thụ thuốc. Khi các thụ thể đặc hiệu kết hợp với nhau, màng tế bào sẽ biến dạng, lõm vào bên trong, tạo thành túi vận chuyển tách ra khỏi màng và đi vào trong tế bào chất.
>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân, quá trình giảm phân <<
Luyện tập và vận dụng (trang 70)
Giải sinh 10 bài 10 Kết nối tri thức trang 70
Câu 1 trang 70 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Khái niệm | Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển | Đặc điểm chất được vận chuyển | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển | |
Vận chuyển thụ động | ? | ? | ? | ? |
Vận chuyển chủ động | ? | ? | ? | ? |
Thực bào và xuất bào | ? | ? | ? | ? |
Lời giải:
Khái niệm | Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển | Đặc điểm chất được vận chuyển | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển | |
Vận chuyển thụ động |
|
– Lớp kép phospholipid
– Kênh protein xuyên màng |
Có nồng độ cao hơn trong tế bào |
|
Vận chuyển chủ động |
|
– Kênh protein xuyên màng | Có nồng độ thấp hơn trong tế bào |
|
Thực bào và xuất bào |
|
– Màng tế bào
– Protein thụ thể |
Các phân tử có kích thước lớn |
|
Câu 2 trang 70 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm.
Lời giải:
– Khi thực phẩm được đặt trong môi trường có nồng độ muối cao, môi trường này trở thành ưu trương, khiến nước bên trong tế bào của vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài, gây hiện tượng co nguyên sinh. Điều này ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật gây hại, giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.
– Ngoài việc kéo dài thời gian bảo quản, thực phẩm ướp muối còn mang lại hương vị đặc trưng khi chế biến, tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn.
Câu 3 trang 70 Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Tại sao khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?
Lời giải:
Khi chẻ cuống rau muống và ngâm vào nước, các sợi rau sẽ cuộn tròn lại do:
– Môi trường nước bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, khiến nước thẩm thấu vào bên trong tế bào, làm tế bào căng phồng.
– Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không có độ dày giống nhau (thành tế bào bên ngoài dày hơn thành tế bào bên trong). Do đó, tế bào bên ngoài ít nở hơn, trong khi tế bào bên trong phồng lên nhiều hơn, khiến sợi rau bị cong lại.
Câu 4 trang 70 – Giải sinh 10 bài 10 Kết nối tri thức: Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Lời giải:
Xâm nhập mặn, hay còn gọi là hiện tượng đất nhiễm mặn, xảy ra khi đất trở thành môi trường ưu trương, tức là nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào. Trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thẩm thấu của môi trường, khiến cây không thể hấp thụ nước và muối khoáng. Đây là lý do dẫn đến tình trạng cây cối chết hàng loạt.
giải sinh 10 bài 10 Câu 5 trang 70: Tại sao động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose?
Lời giải:
Glycogen là chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lý tưởng cho tế bào động vật vì:
- Có cấu trúc đa phân, với đơn phân là các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic, giúp dễ dàng bị thủy phân thành glucose khi cần.
- Có kích thước phân tử lớn, không thể khuếch tán qua màng tế bào.
- Không tan trong nước, do đó không ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào.
Ngược lại, glucose có tính khử, dễ tan trong nước và có thể khuếch tán qua màng tế bào, nên dễ bị mất đi.
Tổng kết
Những thông tin trong bài viết trên kienthucthpt đã giải Bài 10 Sinh 10 Kết nối tri thức: Trao đổi chất qua màng tế bào chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như thêm hiểu biết cho bản thân.