Nhiệt dung riêng là một khái niệm thường được đề cập trong môn vật lý và hóa học. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng Kiến Thức THPT tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Khái niệm về nhiệt dung riêng?
Hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt
– Độ lớn của nhiệt lượng cần cung cấp cho vật để tăng nhiệt độ của nó phụ thuộc vào:
- Khối lượng của vật
- Độ tăng nhiệt độ của vật
- Tính chất của chất liệu làm nên vật
– Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho vật để làm nó nóng lên tỉ lệ thuận với khối lượng m và độ tăng nhiệt độ ∆t của vật nên:
– Hằng số này có giá trị khác nhau với mỗi chất liệu và được gọi là nhiệt dung riêng của chất đó.
- Kí hiệu: c
- Đơn vị: J/kg.K
Công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để thay đổi nhiệt độ của vật là:
Nhiệt dung riêng là gì?
– Nhiệt dung riêng của một chất là lượng nhiệt cần để làm tăng nhiệt độ của một đơn vị khối lượng của chất đó lên 1°C.
Ví dụ: Nước có nhiệt dung riêng là 4200 J/kg.K. Nghĩa là nếu ta muốn làm cho 1kg nước nóng lên 1
– Công thức tính nhiệt dung riêng:
Trong đó:
- Q (J) là nhiệt lượng cung cấp để làm thay đổi nhiệt độ của vật.
- m (kg) là khối lượng của vật.
- ΔT (K) là độ thay đổi nhiệt độ của vật.
– Nhiệt dung riêng là một thông tin quan trọng thường được sử dụng trong thiết kế các hệ thống làm mát, sưởi ấm,…
Bảng nhiệt dung riêng của một số chất phổ biến
Chất | Nhiệt dung riêng (J/kg.K) |
Nước | 4200 |
Rượu | 2500 |
Nước đá | 1800 |
Nhôm | 880 |
Đất | 800 |
Thép | 460 |
Đồng | 380 |
Chì | 130 |
>> Xem thêm: Hiện tượng phóng xạ
Bài tập về nhiệt dung riêng
Bài 1: Để đun nóng 5 lít nước từ 20
Giải chi tiết:
Nhiệt lượng cần có là:
Q = m.c.Δt = 5.4200.(40 – 20) = 420000 J = 420kJ
Bài 2: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu nhiệt độ?
Giải chi tiết:
Nhiệt độ nước nóng thêm là: Δt = Q/ (m.c) = 840 000 / (10.4200) = 20
Bài tập 3: Phơi ra nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 28
Giải chi tiết:
Năng lượng nước đã thu được từ Mặt Trời là:
Qthu = m.c.Δt = 5.4200.(34 – 28) = 126000J = 126 kJ.
Trên đây là toàn bộ kiến thức và một số bài tập cơ bản về nhiệt dung riêng mà chúng tôi tổng hợp được. Mong rằng tất cả các bạn đều có thể dễ dàng hiểu được công thức này. Nhờ đó, chúng ta có thể tự tin áp dụng công thức vào việc giải các bài tập trong chương trình học.
Tác giả:
thaovy
Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.