Giải Bài 16 địa 11 Kết nối tri thức: Kinh tế khu vực TNA

Home » Lớp 11 » Địa lý 11 » Giải Bài 16 địa 11 Kết nối tri thức: Kinh tế khu vực TNA

Giải bài tập Địa Lý 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á từ sách Kết nối tri thức được Kiến Thức THPT trình bày ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng hiểu và làm bài tập Địa Lý 11 Bài 16.

Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á

Câu 1 trang 74 địa lý 11

Kinh tế khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nổi bật như thế nào và phát triển ra sao?

Câu trả lời

Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:

  • Khu vực này có quy mô kinh tế lớn với GDP liên tục tăng, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
  • Sự khác biệt lớn về quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển khác nhau và ảnh hưởng từ các cường quốc.
  • Cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%.

Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:

  • Sự chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp và thủ công sang nền kinh tế tập trung vào ngành công nghiệp dầu khí.
  • Một số quốc gia đang giảm sự phụ thuộc vào dầu khí, chuyển hướng phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển.
  • Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực gặp nhiều biến động do ảnh hưởng từ tình trạng bất ổn xã hội và các cuộc chiến tranh giá dầu.

>> Xem thêm: Lý thuyết vị trí địa lý, đặc điểm khu vực Tây Nam Á | Địa 11

Một số hoạt động kinh tế khu vực Tây Nam Á nổi bật

Câu 2 trang 75 địa lý 11

Dựa vào tư liệu I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á.

Một số hoạt động kinh tế khu vực Tây Nam Á nổi bật

Câu trả lời

Quy mô nền kinh tế:

  • GDP của khu vực Tây Nam Á tăng liên tục từ năm 2000 đến 2020, đạt 3184,4 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
  • Nguyên nhân chính: Khu vực này giàu tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và là nguồn thu nhập chính cho một số quốc gia.
  • Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực chênh lệch đáng kể.
  • Nguyên nhân: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia phần lớn do sự phân bố không đều tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển khác nhau, mức độ đầu tư vào khoa học công nghệ và ảnh hưởng của các cường quốc.

Tăng trưởng kinh tế:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực biến động mạnh: 6,0% vào năm 2010, giảm xuống còn 1,1% vào năm 2015 và tăng trưởng âm -6,3% vào năm 2020.
  • Nguyên nhân: Bị ảnh hưởng bởi bất ổn xã hội và cuộc chiến giá dầu.

Chuyển đổi kinh tế:

  • Vào thế kỷ XXI, một số quốc gia khu vực Tây Nam Á đã giảm dần sự phụ thuộc vào dầu khí, chuyển hướng phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức.

Cơ cấu kinh tế:

  • Ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% GDP, do khó khăn trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện khí hậu khô hạn và diện tích đất canh tác hạn chế.
  • Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng, chủ yếu do sự phụ thuộc vào ngành khai thác dầu mỏ.

>> Xem thêm: Lý thuyết bài 12 địa lý 11 kinh tế khu vực Đông Nam Á

Câu hỏi 3 trang 78 địa lý 11

Dựa vào nội dung mục II và hình 16.1, 16.2, hãy trình bày những đặc điểm nổi bật của một số ngành kinh tế khu vực Tây Nam Á.

Câu hỏi 3 trang 78 địa lý 11

Câu trả lời

Ngành nông nghiệp:

  • Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực vào năm 2020. Sản xuất nông nghiệp ở Tây Nam Á gặp nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khô hạn và diện tích đất canh tác hạn chế.
  • Các sản phẩm trồng trọt chính bao gồm cây lương thực như lúa gạo, lúa mì; cây công nghiệp như bông, thuốc lá, cà phê; và cây ăn quả. Các quốc gia phát triển trồng trọt bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq…
  • Chăn nuôi không phát triển mạnh, chủ yếu là hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn như Yemen, Iran, Afghanistan phát triển chăn nuôi gia súc như bò, dê, cừu.
  • Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở các khu vực ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, và vịnh Péc-xích.

Ngành công nghiệp:

  • Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á vào năm 2020.
  • Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí là ngành chủ chốt, đóng góp lớn vào GDP của nhiều quốc gia trong khu vực.
  • Ngành công nghiệp dệt may phát triển do nguồn nguyên liệu bông từ các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Iraq.
  • Ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu, phải nhập khẩu nhiều mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Ngành dịch vụ:

  • Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.
  • Giao thông quốc tế phát triển với các cảng biển lớn như Tenn Aviv, En Co-et và các sân bay lớn như Dubai, Doha, Ankara.
  • Ngoại thương nổi bật với xuất khẩu chủ yếu là dầu khí; các đối tác thương mại chính bao gồm các nước châu Á, EU, và Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản.
  • Du lịch phát triển mạnh nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích du lịch của các chính phủ.

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải Bài 16 địa lý 11 Kinh tế khu vực Tây Nam Á chi tiết nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho bạn đọc.

Tác giả:

Xin chào! Mình là Thu Thủy - Rất vui được đồng hành cùng các bạn học sinh khối THPT tại trang web kienthucthpt.com. Tại đây chia sẻ các kiến thức của các môn học chi tiết và đầy đủ nhất, là nơi để các bạn giao lưu, học hỏi cùng nhau.

Bài viết liên quan

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024

Lô đề siêu tốc Rikvip được sáng tạo để giải quyết những điểm yếu của lô đề truyền thống. Với cách chơi nhanh chóng và dễ dàng, cùng với hàng…

20/12/2024