Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/jax.js

Lý thuyết Chuyển động ném – Vật lí 10 Bài 12 (Chi tiết)

Home » Lớp 10 » Vật Lý 10 » Lý thuyết Chuyển động ném – Vật lí 10 Bài 12 (Chi tiết)

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 12: Chuyển động ném ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt Vật Lí 10.

Chuyển động ném ngang

Khái niệm chuyển động ném ngang

– Chuyển động ném ngang là chuyển động có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.

Ví dụ về chuyển động ném
Nhảy dù là một chuyển động ném ngang

Thí nghiệm

Chuyển động ném 1

Chuyển động ném 2

Dùng búa đập nhẹ vào thanh thép giữ bi B, thanh thép chuyển động thả bi B rơi tự do đồng thời đẩy bi A theo phương nằm ngang khỏi giá đỡ với vận tốc v0.

Phân tích kết quả thí nghiệm

Phân tích chuyển động ném ngang thành hai thành phần:

Thành phần chuyển động theo phương thẳng đứng.

Thành phần chuyển động theo phương nằm ngang.

Chuyển động ném 3

Thành phần chuyển động theo phương thẳng đứng

Nếu bỏ qua sức cản không khí, chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng của vật là chuyển động rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0.

Chuyển động ném 4

Chọn chiều dương hướng xuống, độ cao của vật bị ném ngang là:

H=12gt2t=2Hg

Nhận xét:

Thời gian rơi của vật bị ném ngang chỉ phụ thuộc vào độ cao H của vật, không phụ thuộc vào vận tốc ném.

Nếu từ cùng một độ cao, các vật khác nhau được ném ngang với các vận tốc khác nhau thì chúng đều rơi xuống đất cùng một lúc.

>> Xem thêm: Chuyển động biến đổi gia tốc

Thành phần chuyển động theo phương nằm ngang

Giá trị cực đại của độ dịch chuyển trong chuyển động thành phần nằm ngang được gọi là tầm xa L của chuyển động ném ngang.

L=dxmax=v0tmax

với tmax là thời gian rơi của vật.

Suy ra:

L=v02Hg

Nhận xét:

Tầm xa của vật ném ngang phụ thuộc vào độ cao H của vật khi ném và vận tốc ném. Nếu ném đồng thời các vật từ cùng một độ cao nhưng với các vận tốc khác nhau, vật có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.

Nếu ném các vật từ các độ cao khác nhau nhưng với cùng một vận tốc, vật nào được ném từ độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa lớn hơn.

>> Xem thêm: Chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động ném xiên

Chuyển động của một vật có quỹ đạo hình parabol được gọi là chuyển động ném xiên.

Phân tích chuyển động ném xiên

Chuyển động ném xiên có thể được tách ra thành hai chuyển động thành phần: một chuyển động theo phương thẳng đứng và một chuyển động theo phương nằm ngang.

Chuyển động ném 5

Công thức xác định tầm cao và tầm xa của chuyển động ném xiên

Tầm cao:
H=dymax=v20sin2α2g

Tầm xa:
L=dxmax=v20sin2αg

Bài viết trên Kiến thức THPT đã cung cấp toàn bộ lý thuyết về chuyển động ném ngang mà các em sẽ học trong chương trình Vật Lý 10. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các em hiểu rõ và áp dụng hiệu quả vào các bài tập.

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Nếu bạn yêu thích gia đình Salim Long Hạt Nhài thì bộ sưu tập avatar Pam yêu ơi là cách thể hiện một fan cuồng của em bé Pam cute…

01/04/2025

Bộ sưu tập 100+ ảnh avatar em bé cute hài hước là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn mang đến phong cách đáng yêu, vui tươi cho trang…

01/04/2025

Nếu bạn đang tìm kiếm avatar dễ thương, đáng yêu, thì  500+ avatar capybara cute dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Từ hình ảnh capybara ngộ nghĩnh dễ…

01/04/2025