Lý thuyết Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều – Vật Lí 10

Home » Lớp 10 » Vật Lý 10 » Lý thuyết Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều – Vật Lí 10

Trong thực tế, mọi vật chất đều có sự thay đổi tốc độ, có thể tăng nhanh hoặc giảm dần, chứ không chỉ đơn thuần duy trì một tốc độ không đổi. Trong bài viết này, kienthucthpt sẽ tổng hợp kiến thức bài 9 chuyển động thẳng biến đổi đều giúp bạn nắm vững lý thuyết cũng như áp dụng làm bài tập thành thạo. Hãy cùng theo dõi nhé!

Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng mà vận tốc có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

+ Vận tốc tăng đều \(\Rightarrow\) Chuyển động thẳng nhanh dần đều \((a \cdot v > 0)\)

+ Vận tốc giảm đều \(\Rightarrow\) Chuyển động thẳng chậm dần đều \((a \cdot v < 0)\)

Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi theo thời gian

\[
a = \frac{\Delta v}{\Delta t} = \text{hằng số}
\]

Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều

Gọi \(v_0\) là vận tốc tại thời điểm \(t_0\) ; \(v_t\) là vận tốc tại thời điểm \(t\)


\[
a = \frac{\Delta v}{\Delta t} = \frac{v_t – v_0}{t – t_0} = \frac{v_t – v_0}{\Delta t}
\]
nên
\[
v_t = v_0 + a \cdot \Delta t
\]

+ Nếu ở thời điểm ban đầu \(t_0 = 0\) thì: \(v_t = v_0 + a \cdot t\)

+ Nếu ở thời điểm ban đầu \(t_0 = 0\) vật mới bắt đầu chuyển động thì: \(v_0 = 0\) và \(v_t = a \cdot t\)

Xem thêm:

Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều

Các dạng đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Các dạng đồ thị vận tốc – thời gian

Tính độ dịch chuyển bằng đồ thị vận tốc – thời gian (v – t)

Nếu là đồ thị \(v – t\) của chuyển động thẳng đều thì độ dịch chuyển được tính bằng diện tích của hình chữ nhật được giới hạn bởi đồ thị \(v – t\) đối với trục hoành.

Nếu trong khoảng thời gian \(t\), vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu là \(v_0\) thì công thức tính vận tốc là \(v_t = v_0 + a \cdot t\).

\(\Rightarrow\) Cách tính độ dịch chuyển:

+ Kẻ đường thẳng song song với trục tung \(O_v\), cách nhau một khoảng \(\Delta t\) rất nhỏ để chia hình thang giới hạn bởi đường thẳng biểu diễn đồ thị, đường thẳng vuông góc với trục \(O_t\) và các trục tọa độ thành các hình thang nhỏ có đường cao \(\Delta t\).

+ Chọn một hình thang nhỏ bất kỳ trong hình. Vì vật chuyển động thẳng biến đổi đều nên trong khoảng thời gian nhỏ từ \(t_A\) đến \(t_B\), có thể coi là chuyển động thẳng với vận tốc
\[
v_C = \frac{v_A + v_B}{2}
\]
(vị trí \(C\) nằm giữa \(A\) và \(B\)).

+ Độ dịch chuyển của vật trong thời gian \(\Delta t\) có độ lớn bằng diện tích hình chữ nhật có cạnh \(v_C\) và \(\Delta t\).

Tính độ dịch chuyển bằng công thức

+ Công thức tính độ dịch chuyển:
\[
d = v_0 \cdot t + \frac{1}{2} \cdot a \cdot t^2
\]

+ Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và độ dịch chuyển:
\[
v_t^2 – v_0^2 = 2 \cdot a \cdot d
\]

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ lý thuyết giải thích khái niệm chuyển động biến đổi đều là gì cũng như công thức chuyển động thẳng biến đổi đều mà các em sẽ học trong chương trình Vật Lý 10. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các em hiểu rõ và áp dụng hiệu quả vào các bài tập liên quan.

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Giải bài tập Địa 11 bài 15 Kết nối tri thức sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức địa lý một cách dễ dàng. Bài viết cung cấp lời giải…

22/12/2024

Bộ ảnh hình nền điện thoại cỏ 4 lá không chỉ mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng mà còn chứa đựng ý nghĩa may mắn. Với những hình ảnh tinh…

22/12/2024

Bạn đang tìm kiếm những mẫu avatar màu trắng đẹp và độc đáo? Bộ sưu tập avatar tinh tế, tối giản này sẽ giúp bạn tạo dấu ấn riêng trên…

22/12/2024