Dãy số (Lý thuyết Toán 11) | Kết nối tri thức với cuộc sống

Home » Lớp 11 » Toán 11 » Dãy số (Lý thuyết Toán 11) | Kết nối tri thức với cuộc sống

Tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 5: Dãy số sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 11.

Định nghĩa về dãy số

Dãy số vô hạn

Mỗi hàm số u xác định trên tập các số nguyên dương ℕ* được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số), kí hiệu là u = u(n).

Ta thường viết un thay cho u(n) và kí hiệu dãy số u = u(n) bởi (un), do đó dãy số (un) được viết dưới dạng khai triển u1, u2, u3,…., un,…

Số u1 gọi là số hạng đầu, un là số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số.

Chú ý: Nếu ∀n ∈ ℕ*, u­n = c thì (un) được gọi là dãy số không đổi.

Ví dụ: Xác định số hạng đầu và số hạng tổng quát của dãy số sau:

a) Dãy số (un) các số tự nhiên chẵn: 2, 4, 6, 8…

b) Dãy số (vn) các số nguyên dương chia hết cho 3: 3, 6, 9, 12, …

c) Dãy số (qn) các số chính phương: 1, 4, 9, 16, ….

Hướng dẫn giải

a) Dãy số (un) có số hạng đầu u1 = 2 và số hạng tổng quát un = 2n.

b) Dãy số (vn) có số hạng đầu v1 = 3 và số hạng tổng quát v= 3n.

c) Dãy số (qn) có số hạng đầu q1 = 1 và số hạng tổng quát qn = n2.

Dãy số hữu hạn

Mỗi hàm số u xác định trên tập M = {1; 2; 3; …; m} với m ∈ ℕ*, được gọi là một dãy số hữu hạn.

Dạng khai triển của dãy số hữu hạn là u1, u2, u3,…., um.

Số u1 gọi là số hạng đầu, số um gọi là số hạng cuối.

Ví dụ: Xét dãy số hữu hạn gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 20, sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

a) Liệt kê tất cả các số hạng của dãy số hữu hạn này.

b) Tìm số hạng đầu và số hạng cuối của dãy số đó.

Hướng dẫn giải:

a) Các số hạng của dãy số là: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.

b) Số hạng đầu của dãy số này là 2 và số hạng cuối của dãy số là 18.

>> Xem thêm: Công thức lượng giác lớp 11

Những cách cho một dãy số

Dãy số cho bằng công thức của số hạng tổng quát

Khi đó \( u_n = f(n) \), trong đó \( f \) là một hàm số xác định trên \( \mathbb{N}^* \).

Đây là cách khá thông dụng (giống như hàm số) và nếu biết giá trị của \( n \) (hay cũng chính là số thứ tự của số hạng) thì ta có thể tính ngay được \( u_n \).

Dãy số cho bằng phương pháp mô tả

Người ta cho một mệnh đề mô tả cách xác định các số hạng liên tiếp của dãy số. Tuy nhiên, thường thì không tìm ngay được \( u_n \) với \( n \) tuỳ ý.

Dãy số cho bằng phương pháp truy hồi (hay quy nạp)

– Cho số hạng thứ nhất (hoặc một vài số hạng đầu).

– Với \( n \ge 2 \), cho một công thức tính \( u_n \) nếu biết \( u_{n-1} \) (hoặc một vài số hạng đứng trước đó).

Chẳng hạn, các công thức có thể là:

\[
\begin{cases}
u_1 = a \\
u_n = f(u_{n-1}), & n \ge 2
\end{cases}
\]

hoặc

\[
\begin{cases}
u_1 = a \\
u_2 = b \\
u_n = f(u_{n-1}, u_{n-2}), & n \ge 3
\end{cases}
\]

Dãy số tăng và dãy số giảm

– Dãy số \( u_n \) được gọi là dãy số tăng nếu \( u_{n+1} > u_n \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \);

– Dãy số \( u_n \) được gọi là dãy số giảm nếu \( u_{n+1} < u_n \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \).

Phương pháp khảo sát tính đơn điệu của dãy số \( (u_n) \):

Phương pháp 1:

Xét hiệu \( H = u_{n+1} – u_n \).

– Nếu \( H > 0 \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \) thì dãy số tăng.

– Nếu \( H < 0 \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \) thì dãy số giảm.

Phương pháp 2:

Nếu \( u_n > 0 \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \) thì lập tỉ số \( \frac{u_{n+1}}{u_n} \), rồi so sánh với 1.

– Nếu \( \frac{u_{n+1}}{u_n} > 1 \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \) thì dãy số tăng.

– Nếu \( \frac{u_{n+1}}{u_n} < 1 \) với mọi \( n \in \mathbb{N}^* \) thì dãy số giảm.

>> Xem thêm: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Dãy số bị chặn

– Dãy số \( u_n \) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại số \( M \) sao cho

\[
u_n \le M, \, \text{với mọi} \, n \in \mathbb{N}^*
\]

– Dãy số \( u_n \) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại số \( m \) sao cho

\[
u_n \ge m, \, \text{với mọi} \, n \in \mathbb{N}^*
\]

– Dãy số \( u_n \) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới tức là tồn tại hai số \( m, M \) sao cho:

\[
m \le u_n \le M, \, \text{với mọi} \, n \in \mathbb{N}^*
\]

Trên đây Kiến thức THPT đã tổng hợp toàn bộ lý thuyết về dãy số. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp các em trang bị thêm hành trang để tiếp tục chinh phục môn Toán. Chúc các em học tốt và đạt nhiều thành tích cao!

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024

Lô đề siêu tốc Rikvip được sáng tạo để giải quyết những điểm yếu của lô đề truyền thống. Với cách chơi nhanh chóng và dễ dàng, cùng với hàng…

20/12/2024