Định luật Boyle là một phần kiến thức quan trọng và dễ lấy điểm trong bài thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy hãy nắm chắc để dễ dàng “ăn điểm” trong phần này nhé. Hãy cùng kienthucthpt tìm hiểu về định luật Boyle trong chương trình Vật Lý 12 để giúp bạn nắm vững hơn phần này nhé.
Các thông số trạng thái của một lượng khí
– Một lượng khí trong một bình kín được xác định bởi bốn đại lượng: khối lượng (m), thể tích (V), nhiệt độ (T), và áp suất (p).
– Khi thể tích, nhiệt độ và áp suất của một khối lượng khí cố định không thay đổi, ta nói rằng lượng khí đó đang ở trạng thái cân bằng. Thể tích, áp suất và nhiệt độ của lượng khí được gọi là các thông số trạng thái của nó.
– Khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác thông qua các quá trình biến đổi trạng thái, gọi tắt là quá trình.
– Trong hầu hết các quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí cố định, cả ba thông số trạng thái (áp suất, thể tích, nhiệt độ) đều có thể thay đổi.
Định luật Boyle
Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí cố định khi nhiệt độ không đổi được gọi là quá trình đẳng nhiệt.
Định luật Boyle
– Khi nhiệt độ của một khối lượng khí cố định không đổi, áp suất của khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó:
– Đồ thị biểu diễn định luật Boyle là một nhánh của đường hypebol.
– Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt độ khác nhau thì khác nhau. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với nhiệt độ T_1 ở thấp hơn đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T_2, với T_1 < T_2
>> Xem thêm: Thang nhiệt độ