Hệ thức lượng trong tam giác (Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Home » Lớp 10 » Toán 10 » Hệ thức lượng trong tam giác (Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Hệ thức lượng trong tam giác sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 10.

Hệ thức lượng trong tam giác

Nhắc lại hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Cho tam giác \(ABC\) vuông góc tại đỉnh \(A\) (\(\hat{A} = 90^\circ\)), ta có:

1. \( b^2 = a \cdot b’; \quad c^2 = a \cdot c’ \)

2. Định lý Pitago : \( a^2 = b^2 + c^2 \)

3. \( a \cdot h = b \cdot c \)

4. \( h^2 = b’ \cdot c’ \)

5. \( \frac{1}{h^2} = \frac{1}{b^2} + \frac{1}{c^2} \)

Định lý cosin

Định lí: Trong một tam giác bất kì, bình phương một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại trừ đi hai lần tích của hai cạnh đó nhân với cosin của góc xen giữa chúng.

Ta có các hệ thức sau:

\[
\begin{align}
a^2 &= b^2 + c^2 – 2bc \cdot \cos A \quad (1) \\
b^2 &= a^2 + c^2 – 2ac \cdot \cos B \quad (2) \\
c^2 &= a^2 + b^2 – 2ab \cdot \cos C \quad (3)
\end{align}
\]

Hệ quả của định lí cosin:

\[
\begin{align}
\cos A &= \frac{b^2 + c^2 – a^2}{2bc} \\
\cos B &= \frac{a^2 + c^2 – b^2}{2ac} \\
\cos C &= \frac{a^2 + b^2 – c^2}{2ab}
\end{align}
\]

Áp dụng: Tính độ dài đường trung tuyến của tam giác

Cho tam giác \(ABC\) có các cạnh \(BC = a\), \(CA = b\), và \(AB = c\). Gọi \(m_a\), \(m_b\), và \(m_c\) là độ dài các đường trung tuyến lần lượt vẽ từ các đỉnh \(A\), \(B\), \(C\) của tam giác. Ta có

\[
\begin{align}
m_a^2 &= \frac{2(b^2 + c^2) – a^2}{4} \\
m_b^2 &= \frac{2(a^2 + c^2) – b^2}{4} \\
m_c^2 &= \frac{2(a^2 + b^2) – c^2}{4}
\end{align}
\]

Định lí sin

Định lí: Trong tam giác \(ABC\) bất kỳ, tỉ số giữa một cạnh và sin của góc đối diện với cạnh đó bằng đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác, nghĩa là

\[
\frac{a}{\sin A} = \frac{b}{\sin B} = \frac{c}{\sin C} = 2R
\]

với \(R\) là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Công thức tính diện tích tam giác

Diện tích \(S\) của tam giác \(ABC\) được tính theo một trong các công thức sau

\[
S = \frac{1}{2}ab \sin C = \frac{1}{2}bc \sin A = \frac{1}{2}ca \sin B \quad (1)
\]

\[
S = \frac{abc}{4R} \quad (2)
\]

\[
S = pr \quad (3)
\]

\[
S = \sqrt{p(p – a)(p – b)(p – c)} \quad \text{(công thức Hê-rông)} \quad (4)
\]

Trong đó:
\(BC = a\), \(CA = b\), và \(AB = c\); \(R\), \(r\) là bán kính đường tròn ngoại tiếp, bán kính đường tròn nội tiếp và \(S\) là diện tích tam giác đó.

Giải tam giác và ứng dụng vào việc đo đạc

Giải tam giác: Giải tam giác là đi tìm các yếu tố (góc, cạnh) chưa biết của tam giác khi đã biết một số yếu tố của tam giác đó.

Muốn giải tam giác ta cần tìm mối liên hệ giữa các góc, cạnh đã cho với các góc, các cạnh chưa biết của tam giác thông qua các hệ thức đã được nêu trong định lí cosin, định lí sin và các công thức tính diện tích tam giác.

Các bài toán về giải tam giác: Có 3 bài toán cơ bản về giải tam giác

Giải tam giác khi biết một cạnh và hai góc

\(\Rightarrow\) Dùng định lí sin để tính cạnh còn lại.

Giải tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa

\(\Rightarrow\) Dùng định lí cosin để tính cạnh thứ ba.

Sau đó dùng hệ quả của định lí cosin để tính góc.

Giải tam giác khi biết ba cạnh

Đối với bài toán này ta sử dụng hệ quả của định lí cosin để tính góc:

\[
\cos A = \frac{b^2 + c^2 – a^2}{2bc}
\]

\[
\cos B = \frac{a^2 + c^2 – b^2}{2ac}
\]

\[
\cos C = \frac{a^2 + b^2 – c^2}{2ab}
\]

Chú ý:

  • Cần lưu ý là một tam giác giải được khi ta biết 3 yếu tố của nó, trong đó phải có ít nhất một yếu tố độ dài (tức là yếu tố góc không được quá 2).
  • Việc giải tam giác được sử dụng vào các bài toán thực tế, nhất là các bài toán đo đạc.

>>Xem thêm: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai

Bài tập về hệ thức lượng trong tam giác

Bài tập về hệ thức lượng trong tam giác

Bài 1:Trong tam giác \(ABC\), ta có

A. \( \frac{b}{c} = \frac{2R}{h_a} \)

B. \( \frac{a}{c} = \frac{R}{h_b} \)

C. \( a^2 = R \cdot h_a \)

D. \( \frac{a}{b} = \frac{4R}{h_c} \)

Lời giải:

Ta có:

\[ \frac{1}{2} a \cdot h_a = \frac{abc}{4R} \]

Suy ra:

\[ h_a = \frac{bc}{2R} \quad \text{hay} \quad \frac{b}{c} = \frac{2R}{h_a} \]

Chọn đáp án A

Bài 2: Trong tam giác \(ABC\), tìm hệ thức sai.

A. \( h_a = b \sin C \)

B. \( h_a = c \sin B \)

C. \( h_b = b \sin B \)

D. \( \frac{c}{h_c} = \frac{ab \sin C}{a} \)

Lời giải:

\[
\frac{1}{2} a \cdot h_a = \frac{1}{2} ab \sin C = \frac{1}{2} ac \sin B
\]

Suy ra:

\[ h_a = b \sin C = c \sin B \]

Suy ra mệnh đề đáp án A và B đúng.

\[
\frac{1}{2} c \cdot h_c = \frac{1}{2} ab \sin C
\]

Suy ra:

\[ c \cdot h_c = ab \sin C \]

Suy ra mệnh đề đáp án D đúng.

Chọn đáp án C.

Bài 3: Cho tam giác \(ABC\) có \(\hat{B} = 60^\circ, \hat{C} = 45^\circ\) và \(AB = 5\). Kết quả nào trong các kết quả sau là độ dài của cạnh \(AC\)?

A. \(10\)

B. \( \frac{5\sqrt{6}}{2} \)

C. \( 5\sqrt{3} \)

D. \( 5\sqrt{2} \)

Lời giải:

\[
\frac{b}{\sin B} = \frac{c}{\sin C} \Rightarrow b = c \cdot \frac{\sin C}{\sin B} = 5 \cdot \frac{\sin 45^\circ}{\sin 60^\circ} = \frac{5\sqrt{6}}{2}
\]

Chọn đáp án B.

Bài 4: Cho tam giác \(ABC\) có \(b = 10, c = 16\) và góc \(\hat{A} = 60^\circ\). Kết quả nào trong các kết quả sau là độ dài của cạnh \(BC\)?

A. \(2\sqrt{129}\)

B. \(14\)

C. \(98\)

D. \(2\sqrt{69}\)

Lời giải:

\[
a^2 = b^2 + c^2 – 2bc \cos A = 10^2 + 16^2 – 2 \cdot 10 \cdot 16 \cdot \cos 60^\circ = 196
\]

Suy ra:

\[ BC = a = \sqrt{196} = 14 \]

Chọn đáp án B.

>> Xem thêm: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 5: Tam giác \(ABC\) có đoạn thẳng nối trung điểm của \(AB\) và \(BC\) bằng \(3\), cạnh \(AB = 9\) và \(\hat{ACB} = 60^\circ\). Tính độ dài cạnh \(BC\).

A. \(BC = 3 + 3\sqrt{6}\)

B. \(BC = 3\sqrt{6} – 3\)

C. \(BC = 3\sqrt{7}\)

D. \(BC = 3 + 3\sqrt{33}/2\)

Lời giải:

Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\), \(BC\).

\(\Rightarrow MN\) là đường trung bình của \(\Delta ABC\).

\(\Rightarrow MN = \frac{1}{2}AC\). Mà \(MN = 3\), suy ra \(AC = 6\).

Theo định lí hàm cosin, ta có:

\[
AB^2 = AC^2 + BC^2 – 2 \cdot AC \cdot BC \cdot \cos \hat{ACB} \Rightarrow 9^2 = 6^2 + BC^2 – 2 \cdot 6 \cdot BC \cdot \cos 60^\circ \Rightarrow BC = 3 + 3\sqrt{6}
\]

Chọn đáp án A.

Bài 6: Cho tam giác \(ABC\) có \(a = 10, b = 6\) và \(c = 8\). Kết quả nào trong các kết quả sau là số đo độ dài của trung tuyến \(AM\)?

A. \(25\)

B. \(5\)

C. \(6\)

D. \(7\)

Lời giải:

\[
m_a^2 = \frac{b^2 + c^2}{2} – \frac{a^2}{4} = \frac{6^2 + 8^2}{2} – \frac{10^2}{4} = 25 \Rightarrow m_a = 5
\]

Chọn đáp án B.

Bài 7: Tam giác \(ABC\) có ba cạnh là \(5, 12, 13\). Khi đó, diện tích tam giác là:

A. \(30\)

B. \(20\sqrt{2}\)

C. \(10\sqrt{3}\)

D. \(20\)

Lời giải:

\[
p = \frac{a + b + c}{2} = \frac{5 + 12 + 13}{2} = 15
\]

\[
S = \sqrt{p(p – a)(p – b)(p – c)} = \sqrt{15 \cdot 10 \cdot 3 \cdot 2} = \sqrt{900} = 30
\]

Chọn đáp án A.

Bài 8: Tam giác \(ABC\) có \(BC = a, CA = b, AB = c\) và có diện tích \(S\). Nếu tăng cạnh \(BC\) lên \(2\) lần đồng thời tăng cạnh \(CA\) lên \(3\) lần và giữ nguyên độ lớn của góc \(C\) thì khi đó diện tích tam giác mới được tạo nên bằng:

A. \(2S\)

B. \(3S\)

C. \(4S\)

D. \(6S\)

Lời giải:

\[
S = \frac{1}{2} BC \cdot CA \cdot \sin C
\]

Gọi \(S’\) là diện tích tam giác khi tăng cạnh \(BC\) lên \(2\) lần đồng thời tăng cạnh \(CA\) lên \(3\) lần và giữ nguyên độ lớn của góc \(C\), ta có:

\[
S’ = \frac{1}{2} \cdot 2BC \cdot 3CA \cdot \sin C = 6S
\]

Chọn đáp án D.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác lớp 10 . Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình học.

Tác giả:

Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan

Sơ đồ tư duy Lý 10 Kết nối tri thức là công cụ học tập hiệu quả, giúp học sinh ghi nhớ nhanh các kiến thức quan trọng trong môn…

21/12/2024

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024