Nhiều hoạt động tự nhiên diễn ra xung quanh chúng ra và không để ý nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Phóng xạ là một trong những hiện tượng như vậy. Vậy phóng xạ là gì? Hiện tượng phóng xạ là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng phóng xạ
Phóng xạ trong Vật Lý nói về hiện tượng phóng xạ là quá trình hạt nhân không bền vững phân rã tự phát. Trong quá trình phân rã này tạo ra các hạt và có thể sẽ kèm theo các bức xạ điện từ được phát ra. Trong đó, hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ còn các hạt nhân được tạo thành từ quá trình phân rã được gọi là hạt nhân con.
Các dạng phóng xạ
– Phóng xạ anpha (α):
Tia α là dòng của hạt nhân chuyển động với tốc độ m/s đi được vài cm trong không khí, khoảng vài µm trong vật rắn và không thể xuyên qua được tấm bì dày chỉ 1mm
– Phóng xạ bêta (β): Tia phóng xạ β có tốc độ phóng xấp xỉ với tốc độ của ánh sáng. Trong không khí, tia β có thể đi được khoảng vài mét và vài mm trong kim loại. Phóng xạ β có β- và β+
Phóng xạ bêta trừ (β−): là dòng electron β− hoặc
Phóng xạ bêta cộng (β+): là dòng electron dương (pozitron) => β+ hoặc
– Phóng xạ gamma (γ): Tia gamma có bản chất là sóng điện từ với bước sóng cực ngắn. Tia gamma có thể đi qua được vài mét trong bê tông và vài cm trong chì. Phóng xạ nhân tạo: đây là phóng xạ do con người tạo ra.
Ứng dụng của phóng xạ
Ngoài các đồng vị sẵn có trong thiên nhiên hay còn gọi là các đồng vị phóng xạ tự nhiên, người ta còn tạo ra nhiều đồng vị phóng xạ khác nữa hay còn gọi là các đồng vị phóng xạ nhân tạo.
Các đồng vị phóng xạ nhân tạo có thể ứng dụng trong sinh học, y học, hóa học,…
Trong lĩnh vực y học, người ta đưa các đồng vị khác nhau vào trong cơ thể giúp theo dõi quá trình xâm nhập và di chuyển của nguyên tố nhất định nào đó trong cơ thể người. Đây chính là phương pháp nguyên tử giúp đánh dấu, có thể sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh lý.
Trong lĩnh vực khảo cổ học, người ta dùng phương pháp carbon C giúp xác định niên đại của những cổ vật được tìm thấy.