Lịch sử 11 Bài 4 Kết nối tri thức: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Home » Lớp 11 » Lịch sử 11 » Lịch sử 11 Bài 4 Kết nối tri thức: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Lịch Sử 11 Bài 4: Chủ nghĩa xã hội từ 1991 đến nay, Kiến thức THPT cung cấp nội dung hay nhất và ngắn gọn nhất, giúp học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 1 trang 23

Trình bày những nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Câu trả lời

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.

Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX trải qua hai giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu – từ năm 1945 cho đến năm 1949:

Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước thuộc khu vực Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản, và thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Giai đoạn hai – từ năm 1949 cho đến giữa những năm 70:

Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô và nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, và phát triển nông nghiệp. Là những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa khu vực Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển.

>> Xem thêm: Giải bài tập lịch sử 11 bài 5 kết nối tri thức chi tiết nhất

Câu 2 trang 24

Nêu những ý chính về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Lào) và khu vực Mỹ Latinh (Cuba).

Câu trả lời

Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội tại các khu vực châu Á

  • Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy hoàn toàn phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
  • Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Trung Quốc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949 và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
    • Sau chiến thắng kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam vào tháng 4/1975 và thực hiện thống nhất đất nước vào năm 1976, cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng và tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ La – tinh

  • Sau khi giành được thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
  • Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

Câu 3 trang 25

Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Câu trả lời 

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô

  • Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là kết quả của nhiều yếu tố. Những nguyên nhân cơ bản bao gồm:
    • Thứ nhất, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế chủ yếu tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế yếu kém.
    • Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được ứng dụng kịp thời vào trong sản xuất; năng suất lao động xã hội giảm sút dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế, gây ra sự suy giảm và khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
    • Thứ ba, quá trình cải cách và cải tổ mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối và cách thức tiến hành. Việc đổi mới chính trị đi trước cải tổ kinh tế, sự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô.
    • Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch trong nước và thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.

>> Xem thêm: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông tại Việt Nam

Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

Câu 4 trang 27

Nêu những ý chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

Câu trả lời

Ở châu Á, từ năm 1991, các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào,… đã từng bước tiến hành cải cách, mở cửa và đổi mới, kiên định con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

  • Từ tháng 12/1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn về kinh tế và xã hội.
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1986, đã đưa đất nước ra khỏi thời gian khủng hoảng kinh tế và xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành đất nước đang phát triển và có mức thu nhập trung bình. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện rất rõ ràng.
  • Từ năm 1986, Lào thực hiện chính sách đổi mới toàn diện theo định hướng của xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào đã giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế và xã hội.

Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng.

=> Những thành tựu từ công cuộc đổi mới và cải cách ở các nước châu Á và khu vực Mỹ Latinh chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có sức sống và triển vọng thực sự trên thế giới, khẳng định rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

Câu 5 trang 28

Nêu một số thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Câu trả lời

Thành tựu:

Từ tháng 12/1978, Trung Quốc đã thực hiện công cuộc cải cách – mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội.

Về kinh tế

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021).
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,5% (1980 – 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%.
  • Quy mô GDP từ vị trí thứ tám thế giới (trong thập kỷ 80) đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010).

Về khoa học – công nghệ

  • Trung Quốc đã phát triển ngành hàng không vũ trụ (phóng tàu Thần Châu vào không gian).
  • Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu và hệ thống đường sắt cao tốc.
  • Phát triển hạ tầng kỹ thuật số và các trung tâm dữ liệu hiện đại.
  • Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ thông tin – viễn thông thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Về văn hóa – giáo dục

  • Trung Quốc đã thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị thế của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước.
  • Trung Quốc đã triển khai kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 – 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc đổi mới sáng tạo đứng hàng đầu thế giới.

Về xã hội

  • Trung Quốc đã đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Ý nghĩa:

  • Những thành tựu trong công cuộc cải cách – mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Tác giả:

Xin chào! Mình là Thu Thủy - Rất vui được đồng hành cùng các bạn học sinh khối THPT tại trang web kienthucthpt.com. Tại đây chia sẻ các kiến thức của các môn học chi tiết và đầy đủ nhất, là nơi để các bạn giao lưu, học hỏi cùng nhau.

Bài viết liên quan

Giải bài tập Địa 11 bài 15 Kết nối tri thức sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức địa lý một cách dễ dàng. Bài viết cung cấp lời giải…

22/12/2024

Bộ ảnh hình nền điện thoại cỏ 4 lá không chỉ mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng mà còn chứa đựng ý nghĩa may mắn. Với những hình ảnh tinh…

22/12/2024

Bạn đang tìm kiếm những mẫu avatar màu trắng đẹp và độc đáo? Bộ sưu tập avatar tinh tế, tối giản này sẽ giúp bạn tạo dấu ấn riêng trên…

22/12/2024