Giải Lịch sử 12 bài 12 – Sách mới Kết nối tri thức chi tiết

Home » Lớp 12 » Lịch sử 12 » Giải Lịch sử 12 bài 12 – Sách mới Kết nối tri thức chi tiết

Giải Lịch Sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) sách Kết nối tri thức được Kiến Thức THPT biên soạn ngắn gọn, hay nhất, giúp học sinh dễ dàng hoàn thành bài tập.

Giải bài tập Lịch sử 12 bài 12 chi tiết

Mở đầu trang 73 Lịch Sử 12: Hình trên là một số du học sinh tham gia phong trào Đông du-một phong trào yêu nước tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX với mục đích đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà. 

Đây là một trong những hoạt động đối ngoại tiêu biểu của các nhân sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này đã diễn ra như thế nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em.

Các nhân sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các nhân sĩ yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trả lời

Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua các hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 12: Hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.

Trả lời

Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu

Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra tại Nhật Bản và Trung Quốc với mục tiêu tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài để đấu tranh chống thực dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.

  • Đầu năm 1905, Phan Bội Châu đến Nhật Bản nhờ hỗ trợ về vũ khí và đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước.
  • Năm 1908, ông tham gia thành lập các tổ chức quốc tế như Điền-Quế Việt liên minh (liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây và Việt Nam) và Đông Á đồng minh (gồm các thành viên từ Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ…) để liên kết chống lại các đế quốc.
  • Năm 1911, Phan Bội Châu chuyển sang hoạt động ở Trung Quốc.
  • Đầu năm 1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia sáng lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đẩy lùi thực dân Pháp và giành độc lập. Tại đây, ông cử người liên hệ với các tổ chức và đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga… để tìm kiếm sự hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chống Pháp tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Giải lịch sử 12 bài 11 SGK Kết nối tri thức trang 65 – 72

Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh

Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh chủ yếu diễn ra tại Pháp với mục tiêu vận động cải cách cho Việt Nam.

  • Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức và đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến chính phủ Pháp, phê phán chế độ thực dân và thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
  • Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và thúc đẩy hoạt động của một số tổ chức yêu nước của người Việt tại Pháp.

Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu hỏi trang 75 Lịch Sử 12: Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

Trả lời

Trong những năm 1911-1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

  • Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và các nước châu Âu.
  • Năm 1920, ông tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • Năm 1921, ông cùng các nhà hoạt động khác thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa, một liên minh của các dân tộc bị áp bức.
  • Trên cương vị Trưởng ban Nghiên cứu về Đông Dương thuộc Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản Pháp với nhân dân lao động và các nước thuộc địa.

Trong những năm 1923-1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

  • Tháng 6-1923, ông từ Pháp đến Liên Xô, tham gia tích cực vào các hội nghị và đại hội của Quốc tế Cộng sản, nơi ông trình bày quan điểm về vai trò của cách mạng thuộc địa, lực lượng cách mạng tại thuộc địa, và mối quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc và thuộc địa. Những hoạt động này giúp ông chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới.
  • Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Trong các bài giảng, ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết và tập hợp lực lượng quốc tế để đấu tranh giành độc lập.

>> Xem thêm: Giải lịch sử 12 Bài 10 – Công cuộc đổi mới 1986 chi tiết nhất

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1930 đến năm 1945.

Trả lời

  • Trong những năm 1930-1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu tập trung vào việc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhằm giành độc lập và tự do cho dân tộc, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
  • Với tư cách là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô, và phối hợp với các tổ chức người Pháp, người Hoa tại Đông Dương để quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
  • Đảng Cộng sản Đông Dương cũng tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiều, giúp đỡ cộng đồng người Hoa tổ chức phong trào hội cứu quốc.
  • Nhằm mở rộng quan hệ với các lực lượng chống quân phiệt Nhật Bản tại Đông Nam Á, Đảng Cộng sản Đông Dương thiết lập liên lạc với các phong trào dân tộc ở Miến Điện, Mã Lai, Philippines, Thái Lan, Indonesia,… để cùng chống lại quân phiệt Nhật.
  • Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống Nhật, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cuộc cách mạng của Việt Nam.
    • Đại diện Việt Minh tiếp xúc với Trung Hoa Dân Quốc để bàn về kế hoạch phối hợp chống Nhật, và cử đại biểu tham gia Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, một tổ chức của người Việt hoạt động ở phía nam Trung Quốc.
    • Đối với phái bộ Mỹ ở phía nam Trung Quốc, đại diện Việt Minh đã chủ động liên lạc để thiết lập quan hệ hợp tác chống Nhật. Đến cuối tháng 4-1945, sự hợp tác giữa Việt Minh và Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS) tại châu Á chính thức được xác lập.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập trang 76 Lịch Sử 12: Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của cá nhân, tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời

Cá nhân/tổ chức Hoạt động chủ yếu
Phan Bội Châu Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra tại Nhật Bản và Trung Quốc với mục tiêu tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài nhằm chống lại thực dân Pháp và giành độc lập cho dân tộc.

Một số hoạt động tiêu biểu:

  • Tổ chức phong trào Đông Du (1905 – 1908).
  • Năm 1908, tham gia sáng lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế như Điền-Quế Việt liên minh và Đông Á đồng minh…
  • Năm 1912, thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
Phan Châu Trinh Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh chủ yếu diễn ra tại Pháp, với mục tiêu vận động cải cách cho Việt Nam.

Một số hoạt động tiêu biểu:

  • Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, các tổ chức và đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến Chính phủ Pháp, phê phán chế độ thực dân và thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
  • Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và duy trì hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Nguyễn Ái Quốc Giai đoạn 1911 – 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp.

  • Năm 1920, ông tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  • Năm 1921, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa.
  • Ông xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa những người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và các dân tộc thuộc địa.

Giai đoạn 1923 – 1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc.

  • Tháng 6-1923, ông tích cực tham gia các hội nghị và đại hội của Quốc tế Cộng sản.
  • Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, đồng thời mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
Đảng cộng sản Đông Dương Trong giai đoạn 1930-1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu nhằm phục vụ cuộc đấu tranh chống thực dân và phát xít, hướng đến mục tiêu giành độc lập, tự do, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình.

Tác giả:

Xin chào! Mình là Thu Thủy - Rất vui được đồng hành cùng các bạn học sinh khối THPT tại trang web kienthucthpt.com. Tại đây chia sẻ các kiến thức của các môn học chi tiết và đầy đủ nhất, là nơi để các bạn giao lưu, học hỏi cùng nhau.

Bài viết liên quan

Sunwin là tân binh chỉ mới xuất hiện trên thị trường game đổi thưởng vài năm gần đây nhưng đã chiếm được vị thế vững chắc trong lòng khán giả….

20/12/2024

Rikvip là một trong những game bài 3D thu hút nhiều người chơi và được yêu mến. Tại đây, bạn sẽ khám phá được nhiều loại trò chơi thú vị…

20/12/2024

Lô đề siêu tốc Rikvip được sáng tạo để giải quyết những điểm yếu của lô đề truyền thống. Với cách chơi nhanh chóng và dễ dàng, cùng với hàng…

20/12/2024