Thang nhiệt độ là một phần kiến thức quan trọng và dễ lấy điểm trong bài thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy hãy nắm chắc để dễ dàng “ăn điểm” trong phần này nhé. Hãy cùng kienthucthpt.com tìm hiểu về thang nhiệt độ trong chương trình Vật Lý 12 để giúp bạn nắm vững hơn phần này nhé.
Khái niệm nhiệt độ
Nhiệt độ xác định trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và hướng truyền nhiệt năng:
– Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau, nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
– Khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau tiếp xúc nhau, sẽ không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng. Hai vật này đang ở trạng thái cân bằng nhiệt.
Thang nhiệt độ – nhiệt kế
Các thang nhiệt độ
Thang nhiệt độ Celsius
– Thang nhiệt độ Celsius đo nhiệt độ với một mốc là nhiệt độ nóng chảy của nước đá tinh khiết (quy ước là 0°C) và mốc còn lại là nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (quy ước là 100°C). Khoảng giữa hai mốc nhiệt độ này được chia thành 100 phần bằng nhau.
– Thực tế, cả hai mốc nhiệt độ này đều không cố định vì có thể thay đổi nếu áp suất thay đổi. Do đó, các mốc nhiệt độ này được quy ước xác định ở điều kiện áp suất tiêu chuẩn (1 atm).
– Nhiệt độ trong thang Celsius thường được ký hiệu bằng chữ t, đơn vị là độ C (°C). Các nhiệt độ cao hơn 0°C có giá trị dương, trong khi các nhiệt độ thấp hơn 0°C có giá trị âm.
Thang nhiệt độ Kelvin
Thang nhiệt độ Kelvin, còn được gọi là thang đo nhiệt động, trong đó mọi nhiệt độ đều có giá trị dương. Hai mốc nhiệt độ là:
– Nhiệt độ không tuyệt đối, được định nghĩa là 0 K.
– Nhiệt độ mà nước đá, nước và hơi nước có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng nhiệt ở áp suất tiêu chuẩn, được định nghĩa là 273,16 K (tương đương với 0,01°C), gọi là nhiệt độ điểm ba của nước.
0 K được gọi là nhiệt độ không tuyệt đối, nghĩa là không thể có nhiệt độ nào thấp hơn 0 K. Tại nhiệt độ này, các phân tử có động năng chuyển động nhiệt bằng không và thế năng tương tác giữa chúng là tối thiểu, do đó vật ở 0 K sẽ có nội năng tối thiểu.
>> Xem thêm: Nhiệt dung riêng
Chuyển đổi giữa các thang nhiệt độ
– Người ta thường làm tròn số như sau:
– Một số nước còn sử dụng thang nhiệt độ Fahrenheit. Trong thang này, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32°F và của nước đang sôi là 212°F.
– Công thức chuyển đổi:
>> Xem thêm: Định luật phóng xạ
Nhiệt kế
– Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên một số tính chất vật lý phụ thuộc vào nhiệt độ của các chất, các vật liệu, các linh kiện và điện tử,…
– Tính chất vật lý được sử dụng nhiều trong việc chế tạo nhiệt kế là sự nở vì nhiệt.
– Các loại nhiệt kế thường dùng là các nhiệt kế được chế tạo dựa trên sự nở dài của cột chất lỏng trong ống thủy tinh (nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế dầu). Sự nở dài của một thanh kim loại mỏng thẳng hoặc xoắn ốc được dùng trong việc chế tạo các loại nhiệt kế kim loại; sự nở vì nhiệt của thể tích một lượng khí xác định ở áp suất không đổi được dùng để chế tạo các loại nhiệt kế khí.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về thang nhiệt độ mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp các bạn nắm chắc kiến thức để từ đó có thể áp dụng thành thạo vào các bài tập. Chúc các bạn học tốt!
Tác giả:
thaovy
Chào các bạn! Mình là Thảo Vy - Sinh viên K28 - Đại học Sư phạm Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm hiện đại và nhiệt huyết làm nghề hy vọng sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất.