Lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 11: Văn minh Phù Nam “Kết nối tri thức” được Kiến Thức THPT trình bày một cách ngắn gọn, giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức chính để chuẩn bị tốt cho môn học này nhé.
Tìm hiểu về nền văn minh Phù Nam
Văn minh Phù Nam là một trong những nền văn minh cổ đại rực rỡ nhất của Đông Nam Á, tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Vương quốc Phù Nam tọa lạc tại khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Công, phần lớn thuộc lãnh thổ Campuchia ngày nay.
Cơ sở hình thành văn minh Phù Nam
Điều kiện tự nhiên
- Khu vực chính của Vương quốc Phù Nam ngày xưa bao gồm Nam Bộ Việt Nam hiện tại, nằm ở hạ lưu sông Mê Công.
- Mỗi năm, khu vực này nhận được lượng phù sa lớn, tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.
- Nơi đây có mạng lưới kênh rạch dày đặc, thuận tiện cho việc đi lại bằng thuyền.
>> Xem thêm: Lý thuyết bài 9 sử 10 – Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại
Cơ sở xã hội
- Nền văn minh Phù Nam bắt nguồn từ văn hóa tiền Óc Eo.
- Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh, hình thành cấu trúc làng nông – chài – thương nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển các đô thị sơ khai ở Nam Bộ.
- Từ thời tiền Óc Eo, khu vực này đã là điểm gặp gỡ của nhiều dân tộc. Cư dân bản địa cùng những người di cư từ Nam Đảo đã cùng nhau xây dựng và phát triển, tạo tiền đề cho sự hình thành Vương quốc Phù Nam sau này.
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Văn minh Phù Nam bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh Ấn Độ, chủ yếu qua hoạt động thương mại biển.
- Sự ảnh hưởng này không chỉ thể hiện trong truyền thuyết về sự thành lập Vương quốc Phù Nam mà còn trong các lĩnh vực như chính trị, tư tưởng, kiến trúc và tôn giáo.
Một số thành tựu tiêu biểu
Một số thành tựu của nền văn minh Phù Nam có thể kể đến như sau:
Sự ra đời của nhà nước
Vào đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam được hình thành từ sự hợp nhất của nhiều tộc người và tiểu quốc. Vị vua là người đứng đầu nhà nước, sở hữu quyền lực tối cao, vừa là người cai trị vừa là đại diện thần quyền; các quan lại giúp việc cho vua thuộc hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc khác nhau.
Từ thế kỷ III đến thế kỷ V, cơ cấu nhà nước Phù Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Phù Nam phát triển thành một vương quốc mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực trong Đông Nam Á.
Hoạt động kinh tế
- Phù Nam trở thành một trung tâm thương mại hàng đầu thời đó. Các thương nhân từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,… thường xuyên ghé cảng Óc Eo để trao đổi và buôn bán hàng hóa.
- Các ngành nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam cũng phát triển mạnh.
>> Xem thêm: Thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 | Sgk sử 10
Đời sống vật chất
- Nhà ở: Người Phù Nam thường sinh sống trong những ngôi nhà sàn rộng rãi làm từ gỗ và lợp lá, phù hợp với điều kiện sống gần sông nước và khí hậu nóng ẩm.
- Ẩm thực: Lương thực chủ yếu của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt và thủy hải sản.
- Trang phục khá giản dị: đàn ông mặc khố và thường không mặc áo; phụ nữ mặc váy và đeo trang sức như vòng tay, khuyên tai.
- Phương tiện đi lại: Cư dân Phù Nam chủ yếu di chuyển bằng thuyền trên các kênh, rạch và sông ngòi.
Đời sống tinh thần
Tín ngưỡng, tôn giáo:
- Người Phù Nam theo đa thần giáo và duy trì tín ngưỡng phồn thực.
- Qua giao lưu buôn bán với Ấn Độ, họ đã tiếp nhận các tôn giáo như Phật giáo và Hin-đu giáo.
Phong tục, tập quán:
- Cách chôn cất bao gồm thuỷ táng (thả xác xuống sông), hoả táng (đốt xác), thổ táng (chôn dưới đất), và điểu táng (để xác cho chim ăn).
- Trong tang lễ, người thân của người mất phải cạo đầu, cạo râu và mặc quần áo trắng.
Sơ đồ tư duy văn minh Phù Nam
Dưới đây là sơ đồ tư duy về văn minh Phù Nam bạn đọc có thể tham khảo để ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng: